Tàu đổ bộ Nhật Bản tiến vào quỹ đạo Mặt trăng
Tàu SLIM sẽ chuẩn bị hạ cánh trên bề mặt Mặt trăng trong tháng 1/2024, hứa hẹn đưa Nhật Bản thành nước thứ 5 làm được điều này sau Liên Xô, Mỹ, Trung Quốc, Ấn Độ.
Mô phỏng tàu SLIM chuẩn bị hạ cánh. (Ảnh: JAXA).
Tàu đổ bộ Mặt trăng tự động SLIM của Nhật Bản tới quỹ đạo Mặt trăng vào ngày 25/12 như dự kiến, theo Cơ quan Khám phá Hàng không vũ trụ Nhật Bản (JAXA). Tàu vũ trụ tiến vào quỹ đạo Mặt trăng lúc 13h51 cùng ngày theo giờ Hà Nội.
Nhà chức trách JAXA cho biết tàu vũ trụ đang ở quỹ đạo hình elip và mất 6,4 giờ để bay vòng quanh Mặt trăng, cách bề mặt thiên thể 600km ở điểm gần nhất và 4.000km ở điểm xa nhất. Cột mốc mới đánh dấu SLIM trên đà đến gần mục tiêu hạ cánh xuống Mặt trăng vào ngày 19/1/2024. Đây sẽ là thành công mang tính lịch sử bởi tính đến nay, mới chỉ có 4 quốc gia là Liên Xô, Mỹ, Trung Quốc và Ấn Độ đưa tàu vũ trụ hạ cánh nhẹ nhàng trên Mặt trăng.
Tàu SLIM dài 2,7m phóng hôm 6/9 cùng với XRISM, kính viễn vọng không gian tia X cực mạnh. Cả hai tàu vũ trụ của Nhật Bản đều triển khai trên quỹ đạo Trái đất và hiện nay XRISM vẫn ở đó. Nhưng SLIM thoát khỏi lực hấp dẫn của hành tinh hôm 30/9, bắt đầu hành trình dài tiết kiệm năng lượng tới Mặt trăng. Tàu thăm dò bắt đầu chuẩn bị cho nỗ lực hạ cánh. SLIM sẽ đáp xuống khu vực mục tiêu với độ chính xác 100m, mở đường cho nhiều hoạt động khám phá tham vọng hơn.
Theo JAXA, SLIM là nhiệm vụ tìm kiếm công nghệ hạ cánh chính xác cần thiết cho các tàu thăm dò Mặt trăng trong tương lai và kiểm tra công nghệ này trên bề mặt Mặt trăng với một mẫu tàu quy mô nhỏ. Nếu tất cả theo đúng kế hoạch, SLIM sẽ triển khai hai tàu thăm dò mini sau khi tiếp đất. Bộ đôi tàu này sẽ cung cấp một hệ thống độc lập để liên lạc trực tiếp với Trái đất.
SLIM không phải tàu vũ trụ Nhật Bản đầu tiên tới bề mặt Mặt trăng. Tàu Hiten đã làm điều này vào năm 1990, theo sau là tàu SELENE (Selenological and Engineering Explorer), hay còn gọi là Kaguya, vào năm 2007. Hakuto-R, trạm đổ bộ do công ty iSpace ở Tokyo chế tạo, cũng đến quỹ đạo hồi tháng 3 và tìm cách hạ cánh một tháng sau đó nhưng đâm xuống đất do cảm biến bị rối bởi vành miệng hố trên Mặt trăng.

Phát hiện hố Mặt trăng có nhiệt độ phù hợp cho người sống
Sử dụng dữ liệu từ tàu LRO, các chuyên gia NASA nhận thấy nhiệt độ trong hố trũng ở vùng Mare Tranquilitatis trên Mặt trăng chỉ khoảng 17 độ C.

NASA tiết lộ bầy robot "sứ giả" đi gặp sinh vật ngoài hành tinh
Giữ vững niềm tin về thế giới sự sống ẩn mình trong đại dương ngoài hành tinh của Enceladus hay Europa, NASA đã phát triển một bầy robot nhỏ bé, bơi lội giỏi để chuẩn bị cho các nhiệm vụ đặc biệt.

NASA chuẩn bị công bố hình ảnh sâu nhất từng chụp trong vũ trụ
Giám đốc Cơ quan Hàng không và vũ trụ Mỹ (NASA) Bill Nelson ngày 29/6 cho biết cơ quan này sẽ công bố "hình ảnh sâu nhất về vũ trụ" do kính viễn vọng không gian James Webb chụp lại.

11 vụ núi lửa phun trào kinh hoàng nhất trong lịch sử
Tambora, Krakatoa,Yellowstone... là những cái tên rất nổi bật trong số 11 đợt núi lửa phun trào dữ dội nhất lịch sử này.

Vệ tinh của Nga có thể chụp ảnh Trái đất với độ phân giải lên tới nửa mét
Vệ tinh radar Kondor-FKA-M thế hệ mới của Nga sẽ có khả năng chụp ảnh bề mặt Trái Đất với độ phân giải cao tới 0,5 mét.

Nếu Mặt trời đột ngột biến mất, chuyện gì sẽ xảy ra? Khoa học vào cuộc, kết quả bất ngờ!
Nếu không có Mặt trời giữ Trái ddất trên quỹ đạo, hành tinh của chúng ta có thể sẽ bắt đầu trôi vào không gian. Trong khi đó nhân loại phải cố gắng sống sót một cách tuyệt vọng.
