Tàu Dragon rời bệ phóng vào ngày 7/10

Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) cùng Công ty tư nhân SpaceX của Mỹ và các đối tác quốc tế đã quyết định sẽ thực hiện chuyến bay tàu vũ trụ Dragon thứ hai đến Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) và cũng là chuyến bay thương mại đầu tiên của SpaceX vào ngày 7/10 này.

Theo thông báo từ website của NASA ngày 3/10, tàu vũ trụ vận tải Dragon mang theo hàng hóa đến tiếp tế cho ISS, dự kiến sẽ rời bệ phóng tại Căn cứ Không quân Cape Canaveral, bang Florida (Mỹ) vào lúc 20 giờ 35 phút ngày 7/10 (giờ địa phương).

Vào hôm 3/10, tàu Dragon được đặt trên tên lửa đẩy Falcon 9 đã được di chuyển ra bệ phóng không gian Phức hợp 40 để chuẩn bị cho sứ mệnh trên. Theo dự kiến tàu sẽ đến ISS sau ba ngày bay.


Tàu Dragon trong chuyến bay đến ISS hồi tháng 5 qua

Đây sẽ là chuyến đầu tiên trong tổng số 12 chuyến bay thương mại của tàu Dragon tới ISS do SpaceX thực hiện, theo hợp đồng cung cấp hàng hóa (CRS) ký kết hồi năm 2008 của công ty này với NASA.

Trước đó, theo nhà quản lý Charles Bolden của NASA, sau chuyến bay đầu tiên đến ISS vào cuối tháng 5 qua đạt được thành công trọn vẹn, hiện SpaceX đã được chứng nhận có khả năng cung cấp một con tàu vận tải mang hàng hóa đến ISS.

Được biết, hôm 31/5, sau hành trình kéo dài 9 ngày, tàu Dragon đã trở về trái đất thành công khi đáp an toàn xuống Thái Bình Dương, kết thúc sứ mệnh lịch sử của con tàu tư nhân đầu tiên bay đến ISS.

Chuyến bay thử nghiệm này đã giúp SpaceX, thuộc sở hữu của công ty tỉ phú internet Elon Musk, mở ra một chương mới trong việc khám phá vũ trụ với sự tham gia của các công ty, tổ chức tư nhân.

Đồng thời, tàu Dragon cũng đã lấp vào khoảng trống trong chương trình không gian Mỹ, với việc giúp nước này khôi phục lại các chuyến bay vũ trụ, mà trước mắt là vận chuyển hàng hóa đến ISS, sau khi đội tàu con thoi Mỹ hết hạn sử dụng vào năm ngoái.

Ngoài việc hợp đồng với NASA thực hiện 12 chuyến bay đến cung cấp hàng hóa cho ISS, SpaceX còn có kế hoạch phát triển con tàu Dragon trở thành tàu vũ trụ có người lái để bay đến ISS trước năm 2015, nhằm cạnh tranh với Nga, nước đang giữ độc quyền trong việc đưa người lên không gian bằng tàu Soyuz.

Hiện mỗi chỗ ngồi trên tàu Soyuz mà NASA phải trả cho phía Nga là 63 triệu USD.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?

Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

Đăng ngày: 21/02/2025
Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời

Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời

Cho tới khi chưa tìm ra được Hành tinh thứ 9 (chỉ mới là giả thuyết), Thiên Vương Tinh (Uranus) vẫn là hành tinh "khác người" nhất so với 7 hành tinh còn lại của hệ Mặt Trời chúng ta.

Đăng ngày: 17/02/2025
Những sự thật

Những sự thật "khó tin nổi" về sao Thiên vương

Sao Thiên vương có thể chứa được 63 Trái đất bên trong nó, mùa hè ở đây kéo dài tới 42 năm, sao Thiên vương chỉ có 2 mùa.... đây là những sự thật khó tin, ít người biết về sao Thiên Vương.

Đăng ngày: 15/02/2025
Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại

Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại

Các nhà khoa học tính toán và gần như chắc chắn nhiều nền văn minh ngoài Trái đất đã và đang tồn tại trong vũ trụ này.

Đăng ngày: 06/02/2025
Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Đăng ngày: 06/02/2025
Những hiện tượng kỳ lạ chỉ có thể thấy trong vũ trụ

Những hiện tượng kỳ lạ chỉ có thể thấy trong vũ trụ

Trên Trái đất có rất nhiều hiện tượng tự nhiên vô cùng kỳ lạ mà có thể bạn chưa bao giờ được thấy như: hiện tượng cầu vồng lửa, thủy triều đỏ hay hiện tượng sét đánh trúng núi lửa.

Đăng ngày: 30/01/2025
Vụ nổ Big Bang là gì?

Vụ nổ Big Bang là gì?

Vũ trụ là gì? Một câu hỏi lớn đã từng đặt ra trước nhân loại suốt bao nhiêu thế kỷ. Thời xưa ở Trung Hoa cổ đại, nhà triết học Lão Tử đã cho vũ trụ là một tồn tại "vô thuỷ, vô chung, vô cùng, vô tận".

Đăng ngày: 27/01/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News