Tàu NASA cách 24 tỷ km truyền dữ liệu sau 6 tháng trục trặc
Tàu Voyager 1 của NASA trở lại vận hành bình thường sau khi trục trặc nghiêm trọng vào tháng 11 năm ngoái khiến tàu không thể truyền dữ liệu suốt nhiều tháng.
Tàu Voyager 1 là vật thể nhân tạo bay xa nhất, hiện nay đang khám phá không gian liên sao. Hai thiết bị trên tàu Voyager 1 đã hoạt động trở lại và gửi dữ liệu khoa học có thể sử dụng được, theo Forbes. "Đội phụ trách thiết bị khoa học của nhiệm vụ đang xác định các bước để hiệu chỉnh hai thiết bị còn lại trong vài tuần tới. Thành tựu này đánh dấu bước tiến quan trọng hướng tới khôi phục tàu vũ trụ về trạng thái thông thường", NASA chia sẻ trong thông báo hôm 22/5.
Tàu Voyager 1 tái hoạt động bình thường sau 6 tháng trục trặc. (Ảnh: NASA).
Voyager 1 đang ở địa hạt chưa từng có cả về mặt vị trí và độ tuổi. Tàu thăm dò của NASA đang ở cách Trái đất hơn 24 tỷ km. Tín hiệu từ Trái đất cần hơn 22,5 giờ để truyền tới Voyager 1 và mất thêm 22,5 giờ nữa để nhận phản hồi từ tàu. Điều đó có nghĩa quá trình sửa lỗi rất chậm. Voyager 1 và tàu vũ trụ song sinh là Voyager 2 phóng vào năm 1977, vì vậy nhân viên NASA phải làm việc với hệ thống, công nghệ và tài liệu hàng chục năm tuổi. Voyager 1 trở thành vật thể nhân tạo đầu tiên rời khỏi Hệ Mặt trời năm 2012 khi tiến vào không gian liên sao. Voyager 2 cũng trải qua bước tiến tương tự vào năm 2018.
Hệ thống sóng plasma và thiết bị từ kế của Voyager 1 đang gửi về dữ liệu có thể đọc được. Nhóm phụ trách vẫn đang làm việc để sửa hệ thống tia vũ trụ và thiết bị hạt tích điện năng lượng thấp.
Quá trình đưa Voyager 1 trở lại hoạt động khoa học đòi hỏi sự kiên trì và sáng tạo. Tàu thăm dò bắt đầu gửi dữ liệu vô nghĩa vào cuối tháng 11/2023 và nhân viên NASA mất nhiều thời gian truy tìm nguồn trục trặc. Cuối cùng, họ xác định vấn đề bắt nguồn từ một phần bộ nhớ bị lỗi ở hệ thống phụ dữ liệu bay, một trong ba máy tính trên tàu vũ trụ. Hệ thống này được thiết kế để đóng gói dữ liệu từ thiết bị khoa học cũng như dữ liệu kỹ thuật về tình trạng của tàu trước khi truyền thông tin về Trái đất.
Sau khi tìm ra nguồn trục trặc, đội phụ trách bắt tay vào chỉnh lại mã của Voyager 1. Cuối tháng 4, tàu thăm dò gửi tín hiệu cập nhật tình trạng của tàu. Nỗ lực khắc phục lỗi của NASA sẽ giúp các nhà khoa học hiểu rõ hơn về không gian liên sao.
Bộ đôi tàu vũ trụ sẽ không tồn tại mãi mãi, nhưng NASA hy vọng có thể duy trì ít nhất một thiết bị hoạt động trên cả tàu Voyager 1 và Voyager 2 cho tới năm 2025. Ngay cả khi thiết bị khoa học ngừng hoạt động, hai tàu sẽ vẫn duy trì liên lạc với Trái đất trong nhiều năm tới.

Các nhà khoa học phát hiện tinh thể xoắn sử dụng “giả trọng lực” để bẻ cong ánh sáng giống như lỗ đen
Tinh thể quang tử là các cấu trúc nano quang học có ảnh hưởng đến sự lan truyền của các hạt photon trong nó tương tự như cách mà các tinh thể bán dẫn tác động lên chuyển động của electron.

Biến mất 14 năm, "quái vật vũ trụ" hiện về với hình dáng gây sốc
Năm 2009, một ngôi sao "quái vật" to gấp 25 lần Mặt Trời đã biến mất hoàn toàn. Siêu kính viễn vọng James Webb vừa tìm thấy nó, theo cách khiến các nhà khoa học hoàn toàn bối rối.

Vụ nổ Big Bang là gì?
Vũ trụ là gì? Một câu hỏi lớn đã từng đặt ra trước nhân loại suốt bao nhiêu thế kỷ. Thời xưa ở Trung Hoa cổ đại, nhà triết học Lão Tử đã cho vũ trụ là một tồn tại "vô thuỷ, vô chung, vô cùng, vô tận".

Lộ diện 500.000 “đứa con” của lỗ đen quái vật gần Trái đất nhất
Ở vùng không gian tử thần gần lỗ đen quái vật Sagittarius A* của thiên hà Milky Way chứa Trái Đất, các nhà khoa học vừa tìm ra một thế giới kỳ quái gồm 500.000 vật thể sơ sinh gọi là Sagittarius C.

Những điều ít biết về các phi hành gia
Cuộc sống bên ngoài không gian đem lại cho các nhà du hành vũ trụ những điều kì thú như ngắm mặt trời mọc 16 lần một ngày, cao nhanh hơn và không ngáy khi ngủ...

"Siêu Trái đất địa ngục" phát tín hiệu gây bối rối suốt 2 thập kỷ
Kính viễn vọng không gian mạnh nhất thế giới James Webb được kỳ vọng sẽ đưa ra lời giải cho tín hiệu bí ẩn từ 55 Cancri e, một hành tinh đá to lớn và có bầu khí quyển bị bốc cháy nhiều lần.
