Tàu NASA lần đầu chụp ảnh tiểu hành tinh sắp va chạm

Tàu vũ trụ Thử nghiệm Chuyển hướng Tiểu hành tinh kép (DART) của NASA truyền về ảnh chụp đầu tiên của mục tiêu là mặt trăng Dimorphos và thiên thể nó quay quanh, Didymos.

DART là nhiệm vụ thử nghiệm phòng thủ hành tinh được thiết kế để tác động tới mặt trăng Dimorphos, qua đó thay đổi đường bay của nó quanh tiểu hành tinh Didymos. Nếu thiết kế này hiệu quả, các nhà nghiên cứu có thể tăng kích thước của tàu vũ trụ để bảo vệ Trái Đất trước tiểu hành tinh có nguy cơ va chạm. Didymos và Dimorphos không phải mối đe dọa đối với Trái Đất mà là mục tiêu thử nghiệm công nghệ tác động bằng động lực.

Tàu NASA lần đầu chụp ảnh tiểu hành tinh sắp va chạm
Tiểu hành tinh Didymos và mặt trăng Dimorphos trong ảnh chụp từ thiết bị DRACO của tàu vũ trụ DART. (Ảnh: NASA)

Hình ảnh của Didymos là ảnh tổng hợp từ 243 bức ảnh riêng lẻ đến từ thiết bị Didymos Reconnaissance and Asteroid Camera for Optical Navigation (DRACO). DRACO chụp loạt ảnh hôm 27/7 nhưng hôm 7/9, NASA mới chia sẻ ảnh hoàn chỉnh. Trong ảnh, cả Dimorphos và Didymos đều có dạng chấm sáng. Tại thời điểm đó, tàu vũ trụ vẫn cách tiểu hành tinh 32 triệu km. Tàu DART sẽ đâm vào Dimorphos on vào 6h14 sáng ngày 27/9 theo giờ Hà Nội.

"Loạt ảnh đầu tiên này đang được sử dụng để kiểm tra kỹ thuật chụp ảnh của chúng tôi", Elena Adams, kỹ sư hệ thống nhiệm vụ DART ở Phòng thí nghiệm vật lý ứng dụng của Đại học Johns Hopkins tại Maryland, chia sẻ. "Chất lượng ảnh tương tự những gì chúng tôi có thể thu được từ kính viễn vọng trên mặt đất. Nhưng điều quan trọng là DRACO hoạt động tốt và có thể trông thấy mục tiêu để điều chỉnh nếu cần trước khi chúng tôi hướng dẫn tàu vũ trụ tự động đâm vào nó".

Tàu DART sẽ sử dụng DRACO để tìm đường tới khu vực va chạm hoàn toàn độc lập với chuyên viên điều khiển trên Trái Đất. Trong 3 tuần tới, cứ 5 giờ một lần đội phụ trách sẽ sử dụng ảnh chụp để điều chỉnh đường bay nhằm đưa DART bay chuẩn xác tới hệ Didymos. Sau đó, trong vòng 24 giờ trước va chạm, DART sẽ điều khiển lần tiếp cận cuối cùng. "Sau khi xem ảnh chụp của DRACO lần đầu tiên, chúng tôi có thể bố trí tốt nhất cho DRACO và điều chỉnh phần mềm", Julie Bellerose, trưởng nhóm định vị nhiệm vụ DART ở Phòng thí nghiệm Sức đẩy Phản lực của NASA tại California, cho biết.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Bão mặt trời có thể gây sóng thần không?

Bão mặt trời có thể gây sóng thần không?

Các nhà nghiên cứu cho rằng bão mặt trời không thể trực tiếp gây ra sóng thần nhưng có thể kích hoạt động đất dẫn tới những cơn sóng mạnh.

Đăng ngày: 09/09/2022
Điều gì sẽ xảy ra nếu Trái đất có kích thước của sao Mộc?

Điều gì sẽ xảy ra nếu Trái đất có kích thước của sao Mộc?

Sao Mộc hay Mộc tinh là hành tinh thứ năm tính từ Mặt trời và là hành tinh lớn nhất trong Hệ Mặt trời.

Đăng ngày: 09/09/2022
Sức mạnh

Sức mạnh "ẩn thân" của siêu tên lửa khủng nhất NASA: Kỳ quan kỹ thuật!

Câu chuyện về tên lửa SLS mạnh nhất lịch sử NASA - nếu hiểu sâu - có thể khiến nhiều người yêu mến nó hơn!

Đăng ngày: 09/09/2022

"Quái vật" Tư Mã Thiên mô tả đổi màu, sắp nổ tung trên bầu trời Trái đất

Sử gia kiêm nhà thiên văn học lừng danh của nhà Hán - Trung Quốc từng mô tả về một Betelgeuse màu vàng, chính là ngôi sao quái vật đỏ chói chúng ta đang nhìn thấy trên bầu trời hơn 2.000 năm sau.

Đăng ngày: 09/09/2022
Liên tiếp tìm thấy 2 siêu Trái đất nữa, 1 trong số đó nằm trong

Liên tiếp tìm thấy 2 siêu Trái đất nữa, 1 trong số đó nằm trong "vùng vàng sự sống"!

Giới thiên văn học liên tiếp nhận tin vui từ việc phát hiện ra các siêu Trái đất gần Thái Dương Hệ!

Đăng ngày: 09/09/2022

"Cầu lửa vũ trụ" lớn chưa từng thấy vừa được khai hỏa

Tàu vũ trụ NASA vừa chụp được khoảnh khắc choáng váng khi quả cầu lửa khổng lồ bằng plasma với độ lớn và sức mạnh không tưởng được khai hỏa tử một vết đen Mặt trời.

Đăng ngày: 09/09/2022
Hình ảnh mới nhất đầy màu sắc của Mộc tinh

Hình ảnh mới nhất đầy màu sắc của Mộc tinh

Hình ảnh chụp bởi tàu vũ trụ Juno vào tháng 7 cho thấy tính chất phức tạp của bầu khí quyển Mộc tinh.

Đăng ngày: 08/09/2022
Tiêu điểm
Khoa Học News