Tàu NASA tìm ra thế giới mới có thể chứa nước và sự sống

Tại nơi tưởng chừng là u tối và chết chóc nhất Thái Dương hệ, tàu NASA Voyager 2 đã có phát hiện sốc.

Nhóm nghiên cứu dẫn đầu bởi nhà khoa học Tom Nordheim, từ Phòng thí nghiệm Vật lý ứng dụng Johns Hopkins (APL - Mỹ) đã khai quật lại dữ liệu gần 40 năm trước của một trong những con tàu NASA từng đi xa nhất lịch sử.

Đó là tàu Voyager 2, đã đi ra khỏi nhật quyển từ vài năm trước. Nhưng vào năm 1986, nó đã bay quanh một mặt trăng nhỏ tưởng chừng rất chết chóc mang tên Miranda.


Dữ liệu tàu NASA cho thấy Miranda có thể ẩn chứa một đại dương ngầm có sự sống - Ảnh: NASA. (Ảnh AI: Anh Thư).

Miranda là mặt trăng nhỏ nhất và nằm trong cùng trong số các vệ tinh của Sao Thiên Vương, được đặt tên theo nhân vật Miranda trong vở kịch "Giông tố" của William Shakespeare.

Mặt trăng này là một trong những vật thể nhỏ nhất trong Hệ Mặt trời có dạng cầu do lực hấp dẫn của chính nó, với bán kính chỉ 235km và bề mặt phức tạp.

Miranda đã được biết đến từ lâu, nhưng bấy lâu bị cho là một khối đá cằn cỗi giống như hầu hết các thiên thể ở vùng không gian tăm tối, rất xa Mặt trời.

Thế nhưng giờ đây, khi nhóm nghiên cứu lập bản đồ các đặc điểm bề mặt khác nhau của Miranda và phát triển một mô hình máy tính giúp mô phỏng các cấu trúc bên trong, họ tìm ra bằng chứng về thứ gây sốc: Một đại dương ngầm.

Đại dương này sở hữu độ sâu lên tới 100km, bị bao bọc trong lớp vỏ đất đá và băng giá dày tới 30km và tồn tại từ khoảng 100-500 triệu năm trước.

Họ ước tính toàn bộ đại dương này chiếm gần một nửa thể tích của Miranda.

"Việc tìm thấy bằng chứng về một đại dương bên trong một vật thể nhỏ như Miranda là điều vô cùng đáng ngạc nhiên" -TS Nordheim nói với Space.com.

Nghiên cứu cũng cho rằng trong quá khứ, trọng tâm thủy triều giữa Miranda và các vệ tinh lân cận khác đóng vai trò quan trọng trong việc giữ cho bên trong Miranda đủ ấm để duy trì một đại dương lỏng.

Cụ thể hơn, sự kéo giãn và nén hấp dẫn của Miranda, được khuếch đại bởi cộng hưởng quỹ đạo với các vệ tinh khác, có thể đã tạo ra đủ năng lượng ma sát.

Tuy vậy, Miranda cuối cùng đã mất đồng bộ với một trong những vệ tinh khác của sao Thiên Vương, vô hiệu hóa cơ chế giữ ấm bên trong.

Nhưng các nhà nghiên cứu không nghĩ rằng Miranda đã đóng băng hoàn toàn, vì nếu điều đó xảy ra, nó phải bị nở ra và xuất hiện các vết nứt lớn trên bề mặt.

Theo Newsweek, khi đã có nước thì sẽ có cơ hội cho sự sống. Do vậy, các nhà khoa học cho rằng Miranda có thể là mục tiêu của các sứ mệnh tìm kiếm sự sống ngoài hành tinh trong tương lai.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Năm 1994, loài người từng đối mặt với diệt vong nhưng thoát nạn nhờ vị

Năm 1994, loài người từng đối mặt với diệt vong nhưng thoát nạn nhờ vị "anh hùng bí ẩn" này

Theo các nhà khoa học, vị "anh hùng bí ẩn" này từng cứu Trái đất và loài người thoát khỏi những vụ va chạm nhiều lần chứ không chỉ có năm 1994.

Đăng ngày: 02/07/2025
Các nhà khoa học đưa ra kết luận không ngờ tới về du hành thời gian

Các nhà khoa học đưa ra kết luận không ngờ tới về du hành thời gian

Các nhà khoa học vừa xác nhận tìm thấy hạt nhân hình quả lê. Điều này không chỉ đi ngược với một số quy luật vật lý mà còn chứng minh rằng du hành thời gian là bất khả thi.

Đăng ngày: 02/07/2025
Những bức ảnh hiếm hoi trên bề mặt Kim tinh

Những bức ảnh hiếm hoi trên bề mặt Kim tinh

Kim tinh có khí hậu khắc nghiệt, nên tàu vũ trụ chỉ tồn tại trong thời gian rất ngắn sau khi hạ cánh.

Đăng ngày: 02/07/2025
Lý do rìa Hệ Mặt trời được gọi là

Lý do rìa Hệ Mặt trời được gọi là "Bức tường lửa"

Vùng heliopause ở rìa Hệ Mặt trời có mức nhiệt nóng tới 30.000 - 50.000 độ C, được đo đạc bởi bộ đôi tàu Voyager của NASA.

Đăng ngày: 01/07/2025
Phát hiện làm thay đổi lý thuyết cơ bản về ánh sáng

Phát hiện làm thay đổi lý thuyết cơ bản về ánh sáng

Các nhà khoa học vừa tìm ra giới hạn mới về khối lượng của một hạt ánh sáng (photon) dựa trên các phép đo gián tiếp.

Đăng ngày: 01/07/2025
Đường thay đổi ngày quốc tế

Đường thay đổi ngày quốc tế

Trái đất tự quay từ Tây sang Đông, sáng, trưa, chiều, tối lần lượt xuất hiện ở các nước trên thế giới một cách tuần hoàn. Vậy một ngày mới trên Trái đất nên bắt đầu từ đâu và kết thúc ở đâu? Để tránh sự hỗn loạn về ngày tháng, Hội ng

Đăng ngày: 30/06/2025
Phương pháp đo khoảng cách tới sao và thiên hà

Phương pháp đo khoảng cách tới sao và thiên hà

Việc nhìn một ngôi sao trên bầu trời, vốn chỉ hiện lên biểu kiến dưới dạng một chấm sáng nhỏ và ước tính khoảng cách của nó dường như rất mơ hồ.

Đăng ngày: 30/06/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News