Tàu săn sự sống NASA có phát hiện gây bối rối ở hành tinh đỏ

Vật thể được đặt tên "Lâu đài Freya" nằm chễm chệ giữa "đồng bằng sự sống" Jezero Crater nhưng không thuộc về nơi đó.

Chiến binh săn sự sống ngoài hành tinh Perseverance của NASA gần đây đã phát hiện một vật thể kỳ quặc trong hành trình chinh phục vùng Jezero Crater của Sao Hỏa: Một tảng đá sọc đen trắng khiến các nhà khoa học càng phân tích càng bối rối.

Nhóm nghiên cứu NASA đã đặt tên cho vật thể lạ lùng này là "Lâu đài Freya" thay cho biệt danh "đá ngựa vằn" ban đầu và tuyên bố rằng đó là một loại vật liệu chưa từng được tìm thấy trước đây ở hành tinh đỏ.


Tảng đá mang tên "Lâu đài Freya" nằm chễm chệ giữa "đồng bằng sự sống" Jezero Crater trên sao Hỏa - (Ảnh: NASA)

"Hiểu biết của chúng tôi về thành phần hóa học của nó còn hạn chế" - tờ Live Science dẫn lời đại diện NASA.

Tuy vậy, NASA cũng đưa ra 2 giả thuyết về kết cấu kỳ lạ của vật thể này. Đầu tiên, nó có thể là kết quả bất thường của quá trình magma nguội đi, sau một sự kiện phun trào.

Thứ hai, quá trình biến chất của đá có thể góp phần vào cấu trúc đặc biệt.

"Lâu đài Freya" có chiều rộng khoảng 8 inch (20 cm), lỏng lẻo và khác biệt so với nền đá bên dưới, cho thấy nó có thể đến từ một nơi khác chứ không phải đá của lòng sống cổ đại bên trong Jezero Crater.

Một khả năng là tảng đá có thể lăn xuống từ một vị trí nào đó trên vành của Jezero Crater, vốn là một miệng hố va chạm khổng lồ.

NASA cho biết họ đang rất hào hứng với giả thuyết này và hy vọng Perseverance sẽ tìm ra câu trả lời khi di chuyển dần lên triền dốc.

Perseverance đã hoàn thành 4 chiến dịch khoa học trên Sao Hỏa cho đến nay và đang thực hiện chiến dịch thứ 5 gọi là "Chiến dịch vành miệng hố va chạm", khảo sát phần rìa cao của Jezero Crater.

Toàn bộ địa hình giống như miệng hố núi lửa khổng lồ này của Sao Hỏa chứa đựng bên trong cả một "đồng bằng sự sống" cổ đại, nơi NASA kết luận rằng từng có một hệ thống sông hồ rất giống các đồng bằng sông ở Trái đất.

Đó cũng là lý do mà Perseverance, một tàu đổ bộ dạng robot trang bị những công cụ để phân tích mẫu vật, tìm dấu hiệu của sự sống, hiện diện tại nơi này.

Nó đã có những khám phá có khả năng mang tính đột phá, bao gồm trầm tích hồ cổ đại có thể chứa hóa thạch vi khuẩn.

Bất cứ thứ gì lạ lùng, khác biệt đều có thể là báu vật giúp Perseverance đạt được mục tiêu chính.

Vì vậy, Lâu đài Freya là một báu vật. Có thể nó không chứa tàn tích của sự sống, nhưng có thể giúp các nhà khoa học hiểu thêm những gì từng xảy ra ở Jezero Crater và tiến gần hơn đến mục tiêu chính.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Rủi ro sức khỏe của các chuyến đi tới sao Hỏa

Rủi ro sức khỏe của các chuyến đi tới sao Hỏa

Thách thức sức khỏe lớn nhất đối với phi hành gia là che chắn họ khỏi bức xạ vũ trụ, các hạt năng lượng cao làm hỏng tế bào và gây ung thư.

Đăng ngày: 03/04/2025
Robot NASA gửi tín hiệu lạ từ

Robot NASA gửi tín hiệu lạ từ "ốc đảo sinh vật ngoài hành tinh"

Robot NASA đang làm việc trong Jezero Crater - miệng hố Sao Hỏa khổng lồ nhiều lần xuất hiện bằng chứng về một ốc đảo sự sống - tiếp tục tìm thấy kho báu.

Đăng ngày: 03/04/2025
Sự thật khó tin về mùa đông trên sao Hỏa

Sự thật khó tin về mùa đông trên sao Hỏa

Sao Hỏa có thể trải qua nhiệt độ mùa đông thấp tới -123 độ C, có hai loại tuyết với bông tuyết hình vuông và có nhiều hình thù kỳ lạ trên bề mặt khi băng tan.

Đăng ngày: 02/04/2025
Hình ảnh 2,38 tỷ pixel về khu vực trên sao Hỏa - Nơi sự sống có thể tồn tại 3,7 tỷ năm trước

Hình ảnh 2,38 tỷ pixel về khu vực trên sao Hỏa - Nơi sự sống có thể tồn tại 3,7 tỷ năm trước

Một hình ảnh 2,38 tỷ pixel của NASA cho thấy cảnh quan sao Hỏa, nơi sự sống có thể đã từng phát triển mạnh mẽ bên trong hồ.

Đăng ngày: 02/04/2025
NASA tìm ra trực thăng Ingenuity gặp nạn ở nơi có thể chứa sự sống

NASA tìm ra trực thăng Ingenuity gặp nạn ở nơi có thể chứa sự sống

Tàu vũ trụ Perseverance đã gửi về Trái đất hình ảnh về người bạn đã "chết" của mình.

Đăng ngày: 02/04/2025
Phát hiện mới có thể làm thay đổi những hiểu biết về sao Hỏa

Phát hiện mới có thể làm thay đổi những hiểu biết về sao Hỏa

Các nhà nghiên cứu mới phát hiện khối băng khổng lồ nằm bên dưới lớp trầm tích ở sao Hỏa. Phát hiện có thể giúp chúng ta biết được thời tiết sao Hỏa trong quá khứ thế nào.

Đăng ngày: 01/04/2025
Con người mất bao lâu để đi bộ một vòng quanh sao Hỏa?

Con người mất bao lâu để đi bộ một vòng quanh sao Hỏa?

Con người đã có thể đi bộ vòng quanh Trái đất. Thế còn sao Hỏa, hành trình đó sẽ mất bao lâu?

Đăng ngày: 30/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News