Tàu thăm dò không người lái của Ấn Độ tiếp cận Mặt trăng
Trung tâm nghiên cứu không gian Ấn Độ thông báo rằng máy thăm dò của họ đã đáp xuống Mặt trăng hôm thứ 6. Đây là một cột mốc quan trọng trong lịch sử 45 năm của chương trình không gian nước này.
Máy thăm dò đã đổ bộ lên Mặt Trăng lúc 8:34 pm (1504 GMT), 25 phút sau khi nó được phóng ra từ một vệ tinh không người lái.
“Trong quá trình tách ra từ vệ tinh Chandrayaan-1, một camera được gắn trên thiết bị đã chuyển những hình ảnh Mặt Trăng về trung tâm điều khiên ISRO”, Satish – phát ngôn viên cho hay.
Các nhà khoa học đang giám sát thiết bị thăm dò đã ăn mừng khi giám đốc ISRO - Madhavan Nair thông báo về thành công của nhiệm vụ Mặt Trăng đầu tiên của nước này. Chương trình này bắt đầu từ ngày 22 tháng 10 khi một tên lửa đầy đã đưa tàu Chandrayaan-1 vào không gian.
Thiết bị thăm dò mang theo 3 dụng cụ đo đạc và một lá cờ Ấn Độ được sơn trên thân tàu đã đáp xuống một miệng núi ở cực nam Mặt Trăng.
![]() |
Giám đốc ISRO - Madhavan Nair (Ảnh: AP) |
Nair tuyên số cuộc hạ cánh thành công tốt đẹp. “Chúng tôi đã thành công khi đặt lá cờ quốc gia lên bề mặt Mặt Trăng”, ông cho hay trong cuộc họp báo. “Mặt Trăng là một địa điểm thú vị với chúng tôi và đây là một nhiệm vụ hữu ích và thành công”. Ông cũng nói them “Chúng tôi nổi lên như một cơ quan hàng không có chi phí bay vào không gian rất thấp”.
Chandrayaan-1 sẽ ở trên quĩ đạo Mặt Trăng trong 2 năm để cung cấp một bản đồ chi tiết về những đặc điểm hóa học và địa hình về bề mặt Mặt Trăng.
Nhờ vào thành công của nhiệm vụ này, ISRO lên kế hoạch để gửi tàu không người lái thứ hai đến Mặt Trăng vào năm 2012 và phóng vệ tinh độc lập để nghiên cứu Hỏa Tinh và Kim Tinh.
Ấn Độ đã bắt đầu chương trình không gian của mình vào năm 1963, phát triển và phóng vệ tinh của mình để giảm sự phụ thuộc vào các cơ quan nước ngoài.
Chương trình không gian đã tiến một bước vào thị trường phóng tên lửa thương mại bằng việc phóng một vệ tinh của Ý vào quĩ đạo tháng 4 năm ngoái. Vào tháng 1, nó đã phóng một vệ tinh do thám của Isaren
Ấn Độ cũng đang hị vọng nhiệm vụ này sẽ thúc đẩy chương trình không gian của mình trong cuộc đua với Trung Quốc và Nhật Bản.

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?
Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

Sẽ ra sao nếu bạn rơi vào hố đen vũ trụ?
Thật khó tưởng tượng điều gì sẽ xảy ra khi rơi vào một hố đen. Một mô phỏng mới đây đã hé lộ trải nghiệm kinh hoàng này.

Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời
Cho tới khi chưa tìm ra được Hành tinh thứ 9 (chỉ mới là giả thuyết), Thiên Vương Tinh (Uranus) vẫn là hành tinh "khác người" nhất so với 7 hành tinh còn lại của hệ Mặt Trời chúng ta.

Những sự thật "khó tin nổi" về sao Thiên vương
Sao Thiên vương có thể chứa được 63 Trái đất bên trong nó, mùa hè ở đây kéo dài tới 42 năm, sao Thiên vương chỉ có 2 mùa.... đây là những sự thật khó tin, ít người biết về sao Thiên Vương.

Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại
Các nhà khoa học tính toán và gần như chắc chắn nhiều nền văn minh ngoài Trái đất đã và đang tồn tại trong vũ trụ này.

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma
Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.
