Tàu thăm dò Mặt trăng của Trung Quốc trở về an toàn
Sáng 1/11, tàu thăm dò Mặt trăng của Trung Quốc đã an toàn trở về Trái đất, đưa nước này trở thành quốc gia thứ 3 đưa được tàu thăm dò lên Mặt trăng thành công.
>>> Thử nghiệm công nghệ tàu thăm dò Mặt Trăng quay về Trái Đất
Tân Hoa Xã cho biết tàu thăm dò thử nghiệm này - được đặt tên là "Xiaofei" trên mạng xã hội Trung Quốc, đã hạ cánh tại khu tự trị Nội Mông, ở vị trí cách thủ đô Bắc Kinh khoảng 500km.
Các kỹ sư kiểm tra "Xiaofei" sau khi nó hạ cánh - (Ảnh: Xinhua)
"Xiaofei" có nghĩa là để thử nghiệm công nghệ sẽ được sử dụng trong nhiệm vụ tàu Hằng Nga-5, dự kiến diễn ra vào năm 2017. Trong nhiệm vụ này, một tàu vũ trụ không người lái của Trung Quốc sẽ đáp xuống Mặt trăng, thu thập mẫu đất và trở về Trái đất.
"Xiaofei" được phóng vào ngày 24/10 vừa qua và đã đi chặng đường 840.000km sau 8 ngày bay. Nó đã bay vòng quanh Mặt trăng và chụp được một số hình ảnh “đáng kinh ngạc” của Trái đất và Mặt trăng.
Khoảng 6h sáng 1/11, con tàu này bắt đầu trở lại Trái đất với vận tốc bay 11,2km/giây - quá trình ma sát tạo nhiệt cực lớn có thể phá hủy thân tàu và gây mất liên lạc với mặt đất.
Zhou Jianliang - kỹ sư trưởng tại Trung tâm chỉ huy và kiểm soát vũ trụ Bắc Kinh cho biết để giúp "Xiaofei" giảm tốc, họ đã thiết kế cho phi thuyền “văng” khỏi bầu khí quyển trước khi quay trở lại và hạ cánh.
Các nhà khoa học tập trung tại nơi "Xiaofei" hạ cánh - (Ảnh: Xinhua)
Theo Wu Yanhua - Phó Giám đốc Cơ quan Khoa học, Công nghệ và Công nghiệp Quốc phòng Trung Quốc, "Xiaofei" đã thu thập được rất nhiều dữ liệu thử nghiệm và đặt một nền tảng vững chắc cho các nhiệm vụ thăm dò Mặt trăng trong tương lai.
Cho đến nay, chỉ có Mỹ và Liên Xô (Nga) đưa được tàu thăm dò lên Mặt trăng và trở về, và việc này đã không diễn ra từ sau sứ mệnh tàu thăm dò Mặt trăng của Liên Xô vào những năm 1970.

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?
Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời
Cho tới khi chưa tìm ra được Hành tinh thứ 9 (chỉ mới là giả thuyết), Thiên Vương Tinh (Uranus) vẫn là hành tinh "khác người" nhất so với 7 hành tinh còn lại của hệ Mặt Trời chúng ta.

Những sự thật "khó tin nổi" về sao Thiên vương
Sao Thiên vương có thể chứa được 63 Trái đất bên trong nó, mùa hè ở đây kéo dài tới 42 năm, sao Thiên vương chỉ có 2 mùa.... đây là những sự thật khó tin, ít người biết về sao Thiên Vương.

Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại
Các nhà khoa học tính toán và gần như chắc chắn nhiều nền văn minh ngoài Trái đất đã và đang tồn tại trong vũ trụ này.

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma
Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Vụ nổ Big Bang là gì?
Vũ trụ là gì? Một câu hỏi lớn đã từng đặt ra trước nhân loại suốt bao nhiêu thế kỷ. Thời xưa ở Trung Hoa cổ đại, nhà triết học Lão Tử đã cho vũ trụ là một tồn tại "vô thuỷ, vô chung, vô cùng, vô tận".
