Tàu thăm dò tự hành NASA sắp đáp xuống Sao Hỏa
Cơ quan hàng không vũ trụ quốc gia Mỹ (NASA) vừa xác nhận tàu thăm dò tự hành hiện đại nhất của họ, Curiosity, sẽ đáp xuống bề mặt Sao Hỏa vào lúc 1 giờ 31 phút giờ EDT (tức 5 giờ 31 phút GMT) ngày 6/8 và quá trình hạ cánh sẽ được tường thuật trực tiếp từ Quảng trường Thời đại, thành phố New York.
>>> Robot thăm dò sao Hỏa sẽ hạ cánh bừa
Chương trình sẽ được thực hiện từ Trung tâm kiểm soát sứ mệnh thuộc Phòng thí nghiệm bay phản lực của NASA ở California, nhưng sẽ bị gián đoạn do các tín hiệu vô tuyến trên sao Hỏa phải mất 14 phút để truyền về Trái Đất.
Hình minh họa hoạt động của thiết bị thăm dò tự hành Curiosity trên sao Hỏa.
Robot tự hành 6 bánh Curiosity nặng khoảng một tấn, lớn hơn nhiều so với tất cả các robot trước đây được đưa lên bề mặt Sao Hỏa. Tàu này dài hơn khoảng hai lần và nặng gấp năm lần so với các tàu thăm dò Sao Hỏa trước đây.
Tàu được trang bị 10 thiết bị khoa học, trong đó có hai thiết bị để lưu giữ và phân tích các mẫu đá bột do cánh tay robot thu thập.
Theo NASA, tàu Curiosity đang trong một hành trình chính xác hạ cánh bên cạnh một ngọn núi trên Sao Hỏa để bắt đầu chương trình khám phá khoa học chưa từng có tiền lệ trong hai năm.
Trong thời gian nhiệm vụ chính kéo dài một năm trên Sao Hỏa - tương đương gần hai năm trên Trái Đất - các nhà khoa học sẽ sử dụng các công cụ của tàu để nghiên cứu xem liệu khu vực hạ cánh có các điều kiện môi trường thuận lợi hỗ trợ cho sự sống của vi sinh vật hay không và có thuận lợi cho việc bảo quản những manh mối về sự sống hay không.

Những sự thật thú vị về vũ trụ có thể bạn chưa biết
Cho tới nay, thế giới vũ trụ rộng lớn vẫn còn là chứa đựng nhiều điều bí ẩn mà khoa học hiện đại vẫn chưa khám phá hết.

Tên lửa hoạt động như thế nào trong không gian?
Trên thực tế, ở không gian vũ trụ không có không khí, vậy làm thế nào tên lửa có thể đốt cháy động cơ và nhiên liệu thiết yếu cần có trong không gian?

10 điều kỳ lạ nhất của vũ trụ
Lỗ đen có kích thước tương đương hạt nhân nguyên tử, thiên hà "ăn thịt", những hạt vật chất có khả năng đâm xuyên qua lớp chì dày hàng chục km chỉ là vài trong số những phát hiện gây sốc nhất về không gian bên ngoài trái đất.

Sống trên Mặt trăng hay sao Hỏa tốt hơn? Khoa học đã có câu trả lời!
Liệu nên sống ở Mặt trăng hay sao Hỏa nếu con người cần di chuyển đến một nơi ở khác ngoài Trái đất?

Các hành tinh trong Hệ Mặt trời
Hệ Mặt trời (hay Thái Dương Hệ) là hệ hành tinh gồm có Mặt Trời ở trung tâm và các vật quay xung quanh.

11 vụ núi lửa phun trào kinh hoàng nhất trong lịch sử
Tambora, Krakatoa,Yellowstone... là những cái tên rất nổi bật trong số 11 đợt núi lửa phun trào dữ dội nhất lịch sử này.
