Tàu vũ trụ Ấn Độ hoàn thành 4.400 vòng bay quanh Mặt trăng

Tàu Chandrayaan-2 đạt nhiều thành công như lập bản đồ diện tích 4 triệu km2, chụp ảnh chất lượng cao và thu thập dữ liệu về bề mặt Mặt trăng.

Tổ chức Nghiên cứu Vũ trụ Ấn Độ (ISRO) hôm 20/8 thông báo, tàu Chandrayaan-2 đã hoàn thành 4.400 vòng bay quanh Mặt trăng sau một năm hoạt động. "Con tàu vẫn chạy tốt, các hệ thống phụ đều vận hành bình thường. Nhiên liệu của nó đủ để hoạt động trong khoảng 7 năm", ISRO cho biết.

Tàu vũ trụ Ấn Độ hoàn thành 4.400 vòng bay quanh Mặt trăng
Tàu vũ trụ Chandrayaan-2 hoạt động trên quỹ đạo Mặt trăng. (Ảnh: Space).

Chandrayaan-2 tới quỹ đạo Mặt trăng vào ngày 20/8 năm ngoái. Con tàu thả trạm đổ bộ Vikram xuống bề mặt Mặt trăng nhưng thất bại. Dù Vikram không thể tiếp đất an toàn, kinh nghiệm từ nhiệm vụ này sẽ giúp ích cho việc thiết kế các trạm đổ bộ trong tương lai, ISRO chia sẻ.

Sau một năm hoạt động, Chandrayaan-2 đã lập bản đồ gần 4 triệu km2 diện tích đất trên Mặt trăng. Một trong những khu vực đáng chú ý là vùng lòng chảo Balmer-Kapteyn với lớp đất mặt nằm trên lớp đá basalt cổ xưa hơn. Nơi này thể hiện sự thay đổi sau khi các thiên thạch đâm xuống bề mặt Mặt trăng với hệ thống hố va chạm rõ ràng.

Chandrayaan-2 phát hiện một số gờ đất phân thùy. Đây được coi là những cấu trúc trẻ trên Mặt trăng nhưng thường khó phát hiện do kích thước nhỏ. Ngoài ra, con tàu cũng thường xuyên chụp ảnh độ phân giải cao và thu thập dữ liệu về bề mặt Mặt trăng. Điều này giúp giới khoa học hiểu thêm về đặc điểm địa chất của Mặt trăng, đồng thời nghiên cứu địa điểm hạ cánh cho các trạm đổ bộ trong tương lai.

Hệ thống radar của Chandrayaan-2 đang tiếp tục quan sát băng nước ở các cực Mặt trăng. Đây có thể là tài nguyên quý giá cho những nhiệm vụ tương lai. Các chuyên gia đang nghiên cứu dữ liệu từ Tàu quỹ đạo Trinh sát Mặt trăng (LRO) của NASA và Chandrayaan-1 để hiểu thêm về sự hình thành và vị trí của băng nước trên Mặt trăng.

Chandrayaan-2 còn gặt hái nhiều thành công khác như phát hiện dấu vết chất argon-40, lập bản đồ khoáng vật của một số khu vực trên Mặt trăng, gián tiếp theo dõi hoạt động Mặt Trời. Tháng 1 năm nay, Ấn Độ khẳng định sẽ phóng tàu kế nhiệm Chandrayaan-2 mang tên Chandrayaan-3 nhưng vẫn chưa ấn định thời gian. Chandrayaan-1, tàu Mặt trăng đầu tiên của Ấn Độ, phóng lên không gian tháng 10/2008 và dừng hoạt động tháng 8/2009.

Loading...
TIN CŨ HƠN
NASA công bố ảnh chụp gần nhất của sao chổi NEOWISE

NASA công bố ảnh chụp gần nhất của sao chổi NEOWISE

Kính viễn vọng không gian Hubbe chụp được bức ảnh hiếm về sao chổi C/2020 F3 NEOWISE khi nó bay ngang qua Mặt Trời vào tháng 8.

Đăng ngày: 23/08/2020
Các nhà khoa học Ấn Độ phát triển thành công quy trình làm gạch xây dựng trên Mặt trăng

Các nhà khoa học Ấn Độ phát triển thành công quy trình làm gạch xây dựng trên Mặt trăng

Chỉ với một số vật liệu cơ bản như nước tiểu, đất và một phụ gia đặc biệt để kết dính, quy trình làm gạch đơn giản của các nhà khoa học Ấn Độ hứa hẹn sẽ giúp việc xây dựng nhà ở trên Mặt Trăng dễ dàng hơn.

Đăng ngày: 22/08/2020
NASA điều tra sự cố rò rỉ trên Trạm Vũ trụ Quốc tế

NASA điều tra sự cố rò rỉ trên Trạm Vũ trụ Quốc tế

NASA phát hiện không khí rò rỉ trên Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) nhưng không nghiêm trọng và sẽ điều tra nguyên nhân vào cuối tuần này.

Đăng ngày: 22/08/2020
Phát hiện hố va chạm khổng lồ trên vệ tinh sao Mộc

Phát hiện hố va chạm khổng lồ trên vệ tinh sao Mộc

Ganymede là vệ tinh lớn nhất của sao Mộc, đồng thời cũng là vệ tinh tự nhiên lớn nhất trong Hệ Mặt trời. Các nhà khoa học phát hiện ra rằng, trên bề mặt của vệ tinh này có thể có hố va chạm thiên thạch lớn nhất từ trước tới nay.

Đăng ngày: 22/08/2020
Sự thật về chiếc toilet 23 triệu USD của NASA

Sự thật về chiếc toilet 23 triệu USD của NASA

Hệ thống quản lý chất thải mới dành cho tàu vũ trụ có thể xử lý để tái chế chất thải, thiết kế giúp phi hành gia nữ dễ sử dụng hơn

Đăng ngày: 21/08/2020
Ngôi sao phát nổ gây đại tuyệt chủng trên Trái đất

Ngôi sao phát nổ gây đại tuyệt chủng trên Trái đất

Một vụ nổ siêu tân tinh xảy ra cách Trái Đất 65 năm ánh sáng có thể góp phần dẫn tới sự kiện đại tuyệt chủng trên hành tinh 359 triệu năm trước.

Đăng ngày: 21/08/2020

"Mưu kế ngầm" trong cuộc đua sống ngoài hành tinh: Mỹ-Trung bước vào trận đấu độc nhất vô nhị

Trong sân chơi không gian mới, cả Mỹ và Trung Quốc đang tung dần những đòn đánh khiến thế giới phải kinh ngạc.

Đăng ngày: 21/08/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News