Tàu vũ trụ chở hàng của Nga liên tục phá kỷ lục giờ bay
Tàu vũ trụ chở hàng không người lái của Nga đã ghi một dấu mốc lịch sử hôm 10/7 khi “cập bến” Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) sau hành trình chưa tới 4 giờ đồng hồ từ sân bay vũ trụ Baikonur, phá kỷ lục 6 giờ bay đã được ghi nhận. Hành trình này thường phải mất tới 2 ngày.
Tàu chở hàng Progress 70 (Tiến bộ 70) đã được phóng đi từ sân bay vũ trụ Baikonur ở Kazakhstan lúc 21:51 giờ GMT và kết nối với ISS sau 3 giờ 48 phút bay.
Progress 70 mang theo gần 3 tấn thực phẩm, nhiên liệu cho các phi hành gia trên ISS.
Kể từ năm 2013, trạm ISS bắt đầu tiếp nhận các tàu chở hàng tiếp tế nhanh mang tên Progress khi cơ quan hàng không vũ trụ Nga Roscosmos bắt đầu thử nghiệm tàu vũ trụ có khả năng bay từ mặt đất lên đến trạm trong khoảng 6 giờ đồng hồ.
Mặc dù vậy thì các chuyến bay nhanh vẫn đang trong quá trình thử nghiệm và các tàu chở hàng thông thường vẫn tiếp tục hành trình 2 ngày như cũ để lên được trạm vũ trụ.
Đây là lần thử nghiệm thứ ba của Nga để tiếp tục phá kỷ lục 6 giờ. Cơ quan vũ trụ Nga đã tiến hành thử nghiệm lần thứ nhất hồi tháng 10/2017 và lần thứ hai vào tháng 2 năm nay, nhưng những lỗi nhỏ xuất hiện vào phút chót khiến cơ quan này vẫn phải tiếp tục duy trì các hành trình dài 2 ngày như trước.
Progress 70 mang theo gần 3 tấn thực phẩm, nhiên liệu và các hàng hóa khác phục vụ cho 56 thành viên trên trạm ISS. Tàu chở hàng này sẽ tiếp tục bay trong quỹ đạo cho tới cuối tháng 1/2019.
Các cơ quan hàng không vũ trụ hy vọng các chuyến bay nhanh như thế này sẽ cho phép các phi hành gia luân phiên lên trạm ISS làm việc chỉ trong vài giờ đồng hồ, thay vì phải mất 2 ngày chịu đựng trong điều kiện chật chội để tới được phòng thí nghiệm bay trên.

Những điều bạn chưa biết về thiên thạch
Thiên thạch là gì? Một câu hỏi nghe rất quen thuộc, tưởng chừng dễ ấy thế mà nó đã và đang đánh đố không ít người.

Những điều bạn chưa biết về Tinh vân
Tinh vân là một thiên thể ở dạng mây mù gồm khí sao và bụi vũ trụ. Tỷ trọng vật chất trong tinh vân rất thấp. Nếu đo bằng tiêu chuẩn trên Trái đất, có nơi hầu như là chân không. Nhưng thể tích tinh vân lại cực kỳ to lớn, cũng phải đế

Tìm hiểu về hiện tượng Nhật thực và Nguyệt thực
Trong bài viết dưới đây, chúng ta cùng tìm hiểu xem hiện tượng Nhật Thực, Nguyệt Thực là gì? Tại sao nó lại được những người yêu thích thiên văn học quan tâm đến vậy.

Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời là bao nhiêu?
Trái Đất và các hành tinh hàng xóm, cùng các tiểu hành tinh, hành tinh lùn, thiên thạch, sao chổi... thuộc hệ Mặt Trời (Thái Dương hệ) với Mặt Trời là trung tâm của hệ này.

Xuyên không là có thật và đây là người duy nhất được trải nghiệm điều đó
Khoa học đã từng chứng minh rằng chúng ta có thể thực hiện du hành thời gian - ít nhất là về mặt lý thuyết.

Những điều thú vị ít ai biết về Mặt Trăng
Mặt Trăng - vật thể lớn nhất và sáng nhất trên bầu trời đêm đã làm mê hoặc và là nguồn cảm hứng vô tận cho loài người trong nhiều thế kỷ qua.
