Tàu vũ trụ của châu Âu và Nhật Bản chụp ảnh tự sướng với sao Kim

Chuyến bay qua sao Kim cung cấp cơ hội thử nghiệm những thiết bị trên tàu BepiColombo trước khi con tàu tiếp cận mục tiêu là sao Thủy lần đầu tiên.

Trên đường tới sao Thủy, tàu thăm dò BepiColombo của châu Âu - Nhật Bản bay qua sao Kim hôm 10/8, gửi về nhiều ảnh và kết quả đo khác có thể hé lộ thông tin mới về khí quyển của hành tinh. Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA), đơn vị hợp tác với Cơ quan khám phá hàng không vũ trụ Nhật Bản (JAXA), công bố bức ảnh đầu tiên khi bay qua sao Kim, chụp không lâu sau khi BepiColombo bay gần hành tinh nhất vào tối ngày 10/8. Trong suốt lần tiếp cận này, tàu thăm dò bay tới cách bề mặt sao Kim 552km. ESA cho biết con tàu sẽ gửi về nhiều ảnh chụp hơn trong thời gian tới.

Tàu vũ trụ của châu Âu và Nhật Bản chụp ảnh tự sướng với sao Kim
Tàu vũ trụ BepiColombo chụp ảnh với sao Kim trong lần bay gần hành tinh hôm 10/8. (Ảnh: ESA)

Bức ảnh "tự sướng" đầu tiên với sao Kim, chụp vào 20h57 ngày 10/8 theo giờ Hà Nội, khi BepiColombo ở cách sao Kim 1.573km. Ba camera cung cấp nhiều ảnh đen trắng với độ phân giải 1024 x 1024 pixel, ban đầu nhằm theo dõi việc triển khai tấm pin mặt trời của BepiColombo sau khi phóng hồi tháng 10/2018. Nhưng từ đó, nhóm nghiên cứu trong dự án BepiColombo đã tìm những cách sáng tạo để tận dụng các camera trong 9 lần tàu vũ trụ bay qua sao Kim trên đường tới mục tiêu.

Hồi tháng 4/2020, BepiColombo chụp ảnh Trái Đất trong lúc bay qua hành tinh lần cuối từ khoảng cách 12.689 km. Tháng 10/2020, con tàu lần đầu tiên quan sát sao Kim khi lao qua hành tinh này ở cách 10.700 km.

Cơ hội chụp ảnh tiếp theo của BepiColombo sẽ rơi vào ngày 1/10 (chưa đầy hai tháng nữa). Đó là lúc tàu vũ trụ đặt theo tên nhà vật lý học người Italy Giuseppe (Bepi) Colombo lần đầu quan sát sao Thủy. Tổng cộng BepiColombo sẽ bay 6 lần qua hành tinh nhỏ nhất và gần ở gần Mặt Trời nhất trước khi tiến vào quỹ đạo định trước vào năm 2025. Mọi lần bay đều được thiết kế để điều chỉnh lộ trình của BepiColombo, giúp tàu bay chậm lại trước lực hấp dẫn của Mặt Trời để tiếp cận sao Thủy đúng hướng.

"Sao Kim là hành tinh rất sáng và những camera tự sướng đó không được chế tạo để quan sát vật thể sáng tương tự từ khoảng cách gần đến vậy", Johannes Benkhoff, nhà khoa học làm việc trong dự án BepiColombo ở ESA, giải thích lý do bức ảnh chụp sao Kim bị phơi sáng quá mức.

Tuy nhiên, BepiColombo cũng trang bị camera chụp ảnh nổi không thể dùng khi bay hành trình qua vành trong Hệ Mặt trời. Trên thực tế, BepiColombo bao gồm 3 tàu vũ trụ xếp chồng lên nhau, có nghĩa một số thiết bị bị khuất. Tàu vũ trụ mang theo hai tàu khác gồm Tàu bay quanh quỹ đạo sao Thủy của châu Âu và Tàu bay quanh quỹ đạo từ khí quyển sao Thủy của Nhật Bản, nằm ở đỉnh module chuyển tiếp. Với pin mặt trời 15 m, module chuyển tiếp chịu trách nhiệm đưa hai tàu quay quanh quỹ đạo tới sao Kim và sẽ bị loại bỏ sau khi bộ ba tàu đến đích. Chỉ khi tách ra và tiến vào quỹ đạo tương ứng, bộ đôi tàu mới sử dụng đầy đủ thiết bị.

Ngay ở cấu hình di chuyển, một số thiết bị đã thu thập dữ liệu hữu ích trong những lần bay qua. Lần bay gần nhất qua sao Kim có thể cung cấp thông tin đặc biệt thú vị về thành phần hóa học của khí quyển hành tinh. Tiếp theo, con tàu sẽ bay qua sao Thủy ở khoảng cách chỉ 200 km so với bề mặt hành tinh. Chuyến bay vào tháng 10 sẽ là lần đầu tiên một tàu vũ trụ ghé thăm hành tinh đá nóng rực gần Mặt Trời từ khi nhiệm vụ Messenger của NASA kết thúc năm 2015. Nhóm nghiên cứu BepiColombo hy vọng có thể khám phá một số bí ẩn của hành tinh như liệu nó có băng nước tại các hố vùng cực hay không.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN

"Sao phun trào"cực hiếm vừa hiện ra trên bầu trời Trái đất

Bầu trời Trái đất vừa xuất hiện thêm một vật thể lạ, có thể nhìn thấy bằng mắt thường, là một sao phun trào 15 năm bùng nổ một lần.

Đăng ngày: 13/08/2021
Vệ tinh Việt Nam lên đường ra sân bay, chuẩn bị phóng lên vũ trụ

Vệ tinh Việt Nam lên đường ra sân bay, chuẩn bị phóng lên vũ trụ

Ngày 11/8, vệ tinh NanoDragon do Việt Nam nghiên cứu và phát triển đã được chuyển đến sân bay Narita, Tokyo của Nhật Bản.

Đăng ngày: 13/08/2021
Hình ảnh ấn tượng của NASA ghi lại những vòng sáng ma quái quanh một hố đen

Hình ảnh ấn tượng của NASA ghi lại những vòng sáng ma quái quanh một hố đen

Các hố đen là một trong những bí ẩn lớn nhất của vũ trụ và thậm chí cũng rất khó để tưởng tượng về chúng.

Đăng ngày: 13/08/2021
Phát hiện

Phát hiện "siêu mãng xà" vũ trụ cuốn lấy thiên hà chứa Trái đất

Một cấu trúc khổng lồ ngoài sức tưởng tượng, hoàn toàn mới và khó lòng giải thích nổi đã được phát hiện trong thiên hà chứa Trái đất.

Đăng ngày: 11/08/2021
Trung Quốc phát hiện một cấu trúc mới trong quang quyển Mặt trời

Trung Quốc phát hiện một cấu trúc mới trong quang quyển Mặt trời

Tạp chí quốc tế Astrophysical Journal gần đây công bố trực tuyến một nghiên cứu cho thấy, có một lớp nối từ trường quy mô nhỏ trong quang quyển của Mặt Trời mà trước đây chưa từng được biết đến.

Đăng ngày: 10/08/2021
Các nhà khoa học phát hiện 4 ngoại hành tinh đang hình thành

Các nhà khoa học phát hiện 4 ngoại hành tinh đang hình thành

Khám phá mới về bốn ngoại hành tinh non trẻ cách chúng ta chỉ 130 năm ánh sáng có thể cung cấp thêm hiểu biết về Trái đất sơ khai.

Đăng ngày: 10/08/2021
Bằng chứng mới: Hành tinh thứ 9

Bằng chứng mới: Hành tinh thứ 9 "bị hỏng" là kho vàng vũ trụ khổng lồ?

Các phép đo mới về nhiệt độ bề mặt Psyche - thứ được cho là lõi của hành tinh thứ 9 trong Hệ Mặt trời - cho thấy nó chứa đầy kim loại quý mà NASA ước tính giá trị lên tới hơn 10.000 tỉ USD.

Đăng ngày: 09/08/2021
Tiêu điểm
Khoa Học News