Tàu vũ trụ khôi phục sau khi bị thiên thạch đâm trúng

Tàu Gaia của Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) hoạt động trở lại sau khi chịu cuộc tấn công kép hiếm hoi từ thiên thạch và bão Mặt trời.

Tàu vũ trụ Gaia quay quanh Trái đất ở độ cao khoảng 1,5 triệu km tại Điểm Lagrange L2, nơi lực hấp dẫn kết hợp giữa Trái đất và Mặt trời tạo ra một quỹ đạo ổn định. Mục tiêu của con tàu là lập bản đồ 3D từng ngôi sao trong dải Ngân Hà.

Tàu vũ trụ khôi phục sau khi bị thiên thạch đâm trúng
Mô phỏng tàu vũ trụ Gaia của Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) đang lập bản đồ dải Ngân Hà. (Ảnh: ESA/ATG medialab/ESO/S. Brunier).

Nhưng vào tháng 4, một thiên thạch nhỏ hơn hạt cát đâm vào Gaia và làm hỏng tấm chắn bảo vệ xung quanh bộ thiết bị của tàu. Sau đó, ánh sáng Mặt trời lọt qua vết nứt nhỏ này đã cản trở các cảm biến hoạt động. Đến tháng 5, trục trặc xảy ra với một phần của hệ thống giúp Gaia xác thực những ngôi sao mới phát hiện, dẫn đến hàng nghìn phát hiện sai. Theo ESA, trục trặc thứ hai này có thể bắt nguồn từ cơn bão Mặt trời từng khiến cực quang lan rộng trên bầu trời thế giới hồi tháng 5.

"Gaia thường truyền hơn 25 gigabyte dữ liệu về Trái đất mỗi ngày, nhưng dữ liệu sẽ cồng kềnh hơn rất nhiều nếu phần mềm trên tàu không loại bỏ trước những phát hiện sao sai. Cả hai sự cố gần đây đều làm gián đoạn quá trình này. Kết quả là con tàu bắt đầu tạo ra một lượng lớn phát hiện sai khiến hệ thống của chúng tôi quá tải", Edmund Serpell, kỹ sư vận hành tàu Gaia tại Trung tâm Điều hành Vũ trụ châu Âu, cho biết hôm 17/7.

Dù nhóm phụ trách Gaia không thể làm gì nhiều với phần cứng, họ đã sửa chữa phần mềm để con tàu tiếp tục hoạt động. Cụ thể, họ thay đổi ngưỡng mà Gaia xếp loại một vật thể là ngôi sao.

Gaia phóng lên không gian năm 2013, ban đầu được thiết kế để hoạt động 6 năm nhưng đến nay đã tồn tại hơn một thập kỷ. Con tàu dự kiến tiếp tục thu thập dữ liệu đến cuối năm 2025, khi hệ thống đẩy cạn kiệt nhiên liệu.

Gaia từng giúp các nhà thiên văn phát hiện những ngôi sao cổ xưa nhất trong dải Ngân Hà, hình thành cách đây hơn 12,5 tỷ năm. Con tàu cũng phát hiện những "bạn đồng hành" mờ nhạt của các ngôi sao lớn và một hệ sao đôi, trong đó đĩa của ngôi sao này che khuất ngôi sao kia. Dữ liệu từ Gaia thậm chí giúp giới khoa học ước tính thời điểm dải Ngân Hà va chạm và hợp nhất với thiên hà "hàng xóm" Andromeda - khoảng 4,5 tỷ năm nữa.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Điều gì xảy ra nếu hố đen bay vào Hệ Mặt trời?

Điều gì xảy ra nếu hố đen bay vào Hệ Mặt trời?

Nếu hố đen bay tới gần Trái đất, nó có thể khiến hành tinh nóng lên, đại dương bay hơi và sự sống không thể tồn tại.

Đăng ngày: 22/07/2024
“Quái vật” nặng gấp 2 tỉ lần Mặt trời hiện về từ nơi vũ trụ bắt đầu

“Quái vật” nặng gấp 2 tỉ lần Mặt trời hiện về từ nơi vũ trụ bắt đầu

Sự xuất hiện không mong đợi của " quái vật" PJ308-21 trong dữ liệu của James Webb đã làm đảo lộn các lý thuyết vũ trụ học lâu đời.

Đăng ngày: 21/07/2024
Lộ diện tổ tiên chung của chúng ta và sinh vật ngoài hành tinh

Lộ diện tổ tiên chung của chúng ta và sinh vật ngoài hành tinh

Sinh vật mà các nhà khoa học gọi là " tổ tiên chung cuối cùng của vũ trụ" này sống cách đây 4,2 tỉ năm tuổi.

Đăng ngày: 21/07/2024
Trạm năng lượng Mặt trời trong không gian: Lớn gấp 100 lần trạm ISS, đủ cung cấp điện cho gần 1 triệu hộ gia đình

Trạm năng lượng Mặt trời trong không gian: Lớn gấp 100 lần trạm ISS, đủ cung cấp điện cho gần 1 triệu hộ gia đình

Việc xây dựng trạm năng lượng Mặt trời trong không gian có khả thi không?

Đăng ngày: 20/07/2024
Xuất hiện hành tinh mới quay ngược, biến hóa đáng sợ

Xuất hiện hành tinh mới quay ngược, biến hóa đáng sợ

Trên hành tinh bí ẩn TIC 241249530b, khí hậu có lúc chỉ như mùa hè trên Trái đất, có lúc lại hóa " địa ngục" làm tan chảy cả titan.

Đăng ngày: 20/07/2024
Sao Thủy có thể chứa lớp kim cương dày tới 15km

Sao Thủy có thể chứa lớp kim cương dày tới 15km

Mô phỏng mới chỉ ra lớp kim cương dày gần 15km có thể ẩn sâu bên dưới bề mặt sao Thủy, giúp lý giải một số bí ẩn lớn nhất, bao gồm cấu tạo và từ trường kỳ dị của hành tinh.

Đăng ngày: 19/07/2024
Hé lộ lý do Vết Đỏ Lớn trên sao Mộc thay đổi kích cỡ

Hé lộ lý do Vết Đỏ Lớn trên sao Mộc thay đổi kích cỡ

Vết Đỏ Lớn trên Sao Mộc - cơn bão gió lớn nhất trong hệ mặt trời - đã co lại trong phần lớn thế kỷ qua, đặc biệt là trong 50 năm gần đây.

Đăng ngày: 19/07/2024
Tiêu điểm
Khoa Học News