Tàu vũ trụ Starliner của Boeing được phóng thành công

Đây được xem như một cột mốc quan trọng trong tham vọng của gã khổng lồ hàng không vũ trụ Mỹ này nhằm cạnh tranh với các công ty hàng không vũ trụ khác như SpaceX của Elon Musk.

Tàu vũ trụ Starliner của Boeing được phóng thành công
Tên lửa Atlas V phóng tàu vũ trụ Starliner-1 (CFT) của Boeing lên Trạm Vũ trụ Quốc tế ở Cape Canaveral, Florida, Mỹ vào ngày 5 tháng 6 năm 2024. (Ảnh: Reuters).

Tàu CST-100 Starliner, mang theo 2 phi hành gia Barry Wilmore và Sunita Williams, đã cất cánh từ Trạm Lực lượng Không gian Cape Canaveral, được gắn vào một tên lửa Atlas V do Boeing-Lockheed Martin và United Launch Alliance (ULA) cùng hợp tác phát triển.

Tàu vũ trụ và phi hành đoàn của nó đang hướng tới điểm đến cuối cùng là Trạm vũ trụ quốc tế (ISS). Hành trình này vốn đã bị trì hoãn nhiều lần do những sự cố kỹ thuật, sự chậm trễ và cả thất bại.

Sau khi tách ra khỏi tên lửa, tàu vũ trụ đã kích hoạt các động cơ đẩy để tự bay vào quỹ đạo, bắt đầu hành trình đến với ISS trên quỹ đạo Trái đất ở độ cao khoảng 400km.

Tàu
Tàu vũ trụ Starliner đã được phóng thành công lên quỹ đạo Trái đất. (Ảnh: Reuters).

Boeing đã phát triển Starliner - được hỗ trợ bởi NASA - để cạnh tranh với tàu Crew Dragon của SpaceX. Crew Dragon đã trở thành chiếc taxi đáng tin cậy đi vào quỹ đạo của NASA, khi đã thực hiện 9 sứ mệnh phi hành gia của NASA tới ISS và 5 sứ mệnh dịch vụ tư nhân khác.

Để chứng minh được khả năng của mình, tàu Starliner sẽ phải hoàn thành nhiệm vụ lần này. Nó cần cập bến chính xác trạm ISS vào thứ Năm và ở đó trong vòng 8 ngày trước khi đưa hai phi hành gia trở về Trái đất an toàn.

Starliner, giống như Crew Dragon, có thể tái sử dụngđược thiết kế để đưa các phi hành gia đến quỹ đạo Trái đất thấpsau đó lên Mặt trăng theo chương trình Artemis của NASA.

NASA còn đang hợp tác với các công ty vũ trụ tư nhân khác như Blue Origin của tỷ phú Jeff Bezos để xây dựng các trạm vũ trụ riêng mà NASA đang tài trợ để thay thế trạm ISS vào năm 2030.

Hai phi hành gia Wilmore và Williams trong chuyến bay này sẽ tham gia cùng 7 thành viên phi hành đoàn thường trú hiện tại của ISS trước khi lái Starliner quay trở lại Trái đất để hạ cánh xuống Sa mạc Tây Nam Mỹ.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
NASA tuyên bố số phận của kính viễn vọng không gian Hubble

NASA tuyên bố số phận của kính viễn vọng không gian Hubble

NASA cho biết phần cứng hoạt động sai của Hubble không thể sửa chữa được. Nhưng họ có một kế hoạch khác cho " chiến thần" này.

Đăng ngày: 05/06/2024
Trung Quốc cắm cờ trên vùng tối Mặt trăng

Trung Quốc cắm cờ trên vùng tối Mặt trăng

Trung Quốc là quốc gia đầu tiên trên thế giới cắm cờ lên Vùng tối Mặt Trăng, đồng thời đưa mẫu vật ở đây về Trái đất.

Đăng ngày: 05/06/2024
Tàu vũ trụ bí mật của Trung Quốc thả một vật thể không xác định xuống Trái đất

Tàu vũ trụ bí mật của Trung Quốc thả một vật thể không xác định xuống Trái đất

Gần đây, tàu vũ trụ bí ẩn của Trung Quốc đã thả một vật thể bay không xác định cách bề mặt Trái đất 600km.

Đăng ngày: 05/06/2024
Máy bay siêu thanh NASA sẵn sàng bay lần đầu

Máy bay siêu thanh NASA sẵn sàng bay lần đầu

Máy bay siêu thanh X-59 mới của NASA thực hiện thành công đánh giá tình trạng sẵn sàng bay, đánh dấu bước tiến chủ chốt hướng tới chuyến bay đầu tiên.

Đăng ngày: 05/06/2024
Đáp xuống hành tinh này, tàu vũ trụ dễ bị tấn công

Đáp xuống hành tinh này, tàu vũ trụ dễ bị tấn công

Hành tinh mà nhân loại đang hy vọng đặt chân đến nhất có thể là một miền đất vô cùng " xui xẻo".

Đăng ngày: 04/06/2024
Tương lai của nền ẩm thực ngoài vũ trụ

Tương lai của nền ẩm thực ngoài vũ trụ

Mặt trăng có thể là nơi sinh sống của loài người, nhưng chúng ta sẽ ăn gì khi đến đó? Các nhà khoa học có thể tạo mì ống và thanh protein từ không khí, nhưng đó mới chỉ là bước khởi đầu.

Đăng ngày: 04/06/2024
Tàu Chang'e-6 Trung Quốc hoàn thành lấy mẫu đá, rời vùng tối Mặt trăng

Tàu Chang'e-6 Trung Quốc hoàn thành lấy mẫu đá, rời vùng tối Mặt trăng

Tàu Chang'e-6 của Trung Quốc đã hoàn thành nhiệm vụ lấy mẫu đất đá và cất cánh khỏi vùng tối của Mặt trăng theo đúng kế hoạch.

Đăng ngày: 04/06/2024
Tiêu điểm
Khoa Học News