Tàu vũ trụ STEREO-A của NASA ghi hình sao chổi bay qua gió Mặt Trời

Tàu vũ trụ STEREO-A ghi hình sao chổi ATLAS phát sáng với vệt đuôi dài khi lao qua gần Mặt Trời ngày 25/5 - 1/6.

Trong khung hình, ATLAS xuất hiện từ phía trên rồi lao xuống dưới. Đuôi bụi của sao chổi phản chiếu ánh sáng Mặt Trời, trông như có màu trắng. Luồng sương mờ tỏa ra từ bên trái là gió Mặt Trời gồm các hạt mang điện tích. Sao Thủy cũng xuất hiện trong những hình ảnh mà STEREO-A ghi lại. Hành tinh này là chấm tròn sáng bay vào từ bên trái.

Tàu vũ trụ STEREO-A của NASA ghi hình sao chổi bay qua gió Mặt Trời
Đuôi bụi của sao chổi phản chiếu ánh sáng Mặt Trời, trông như có màu trắng.

Sao chổi ATLAS được phát hiện vào tháng 12 năm ngoái. Các nhà khoa học mong đợi sao chổi này sẽ phát sáng mạnh khi tiếp cận Mặt Trời, tạo cơ hội tốt để quan sát. Tuy nhiên, nó bắt đầu tan rã vào tháng 4 trong sự hụt hẫng của những người yêu thiên văn. Từ điểm nhìn của STEREO-A trong giai đoạn 25/5-1/6, các mảnh vỡ của sao chổi này vẫn tụ tập gần nhau giống một thiên thể hoàn chỉnh.

Tàu vũ trụ STEREO-A phóng lên không gian vào năm 2006 với nhiệm vụ nghiên cứu Mặt Trời, nhất là ở những góc mà con người không thể nhìn thấy từ Trái Đất. Một tàu vũ trụ khác của NASA và Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) cũng có nhiệm vụ nghiên cứu Mặt Trời, Solar Orbiter, bay xuyên qua đuôi sao chổi ATLAS nhưng không xuất hiện trong khung hình.

Đuôi sao chổi gồm hai loại là đuôi ion và đuôi bụi. Tàu Solar Orbiter bay qua đuôi ion của ATLAS hôm 31/5. Theo tính toán của các nhà khoa học, con tàu cũng có thể bay qua đuôi bụi của sao chổi này hôm 6/6.

Solar Orbiter phóng lên không gian vào tháng 2 năm nay. Theo kế hoạch ban đầu, nó sẽ chính thức hoạt động với đầy đủ chức năng ngày 15/6. Tuy nhiên, các kỹ sư đã điều chỉnh lại lịch và cho vận hành sớm những thiết bị quan trọng, tận dụng cơ hội hiếm có để nghiên cứu sao chổi. Đây là lần đầu tiên giới khoa học dự đoán trước sự kiện một con tàu, vốn được chế tạo cho mục đích khác, bay qua đuôi sao chổi.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Hàng loạt hành tinh quái dị có mây… nhôm và mưa titan

Hàng loạt hành tinh quái dị có mây… nhôm và mưa titan

Nhóm khoa học gia từ Canada, Anh và Mỹ đã tìm ra những dạng Sao Mộc nóng kỳ dị ngoài Hệ Mặt trời – những hành tinh khổng lồ, chết chóc, mây và mưa đầy kim loại.

Đăng ngày: 10/06/2020
Tín hiệu vũ trụ lặp lại theo chu kỳ 157 ngày

Tín hiệu vũ trụ lặp lại theo chu kỳ 157 ngày

Các nhà thiên văn học phát hiện tín hiệu FRB 121102 là chớp sóng vô tuyến thứ hai truyền từ không gian sâu tới Trái Đất theo chu kỳ lặp lại.

Đăng ngày: 09/06/2020
6 hiện tượng thiên văn kỳ thú sắp xuất hiện tại Việt Nam

6 hiện tượng thiên văn kỳ thú sắp xuất hiện tại Việt Nam

Theo lịch sự kiện thiên văn đáng chú ý năm 2020, sẽ có 6 hiện tượng thiên văn  kỳ thú xuất hiện trong tháng 6 năm nay. Theo Hội Thiên văn Nghiệp dư...

Đăng ngày: 09/06/2020
Đuôi sao chổi dài hơn một tỷ km lập kỷ lục

Đuôi sao chổi dài hơn một tỷ km lập kỷ lục

Đuôi ion của sao chổi 153P/Ikeya-Zhang dài ít nhất gấp 7,5 lần khoảng cách giữa Trái Đất và Mặt Trời, gần gấp đôi kỷ lục cũ của sao chổi Hyakutake.

Đăng ngày: 09/06/2020
Lỗ đen có thể đã phát triển khác biệt khi vũ trụ “trẻ” hơn

Lỗ đen có thể đã phát triển khác biệt khi vũ trụ “trẻ” hơn

Các lỗ đen có thể phát triển theo hai cách, chúng sẽ hợp nhất với các lỗ đen khác hoặc chúng nuốt chửng các vật chất xung quanh.

Đăng ngày: 08/06/2020
Tìm thấy

Tìm thấy "ảnh phản chiếu" của Hệ Mặt trời

Một hệ thống ngoại hành tinh quay quanh ngôi sao chủ vừa được tìm thấy có nhiều điểm tương đồng Trái đất và Mặt Trời.

Đăng ngày: 08/06/2020
“Khách liên sao” trong Hệ Mặt trời

“Khách liên sao” trong Hệ Mặt trời

Oumuamua là tiểu hành tinh liên sao đầu tiên bay qua Hệ Mặt trời được ghi nhận. Tuy nhiên, những nghiên cứu mới nhất cho thấy, trong hệ hành tinh của chúng ta có thể có nhiều tiểu hành tinh đến từ các hệ sao khác.

Đăng ngày: 07/06/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News