Tế bào da có thể thay thế chữa các bệnh về gan
Các nhà khoa học thuộc Bệnh viện Hoàng gia Australia tại Sydney vừa mới công bố một kết quả nghiên cứu cho thấy có thể chuyển đổi chức năng của tế bào da thành tế bào gan.
Đây được coi là một bước đột phá y học trong ứng dụng thay thế các bộ phận cơ thể con người. Giáo sư Geoff McCaughen, trưởng nhóm nghiên cứu cho biết sau quá trình thử nghiệm trên những con chuột thành công tại Viện Khoa học Sinh hóa Thượng Hải, các nhà khoa học đã phát hiện ra dạng chính của tế bào gan, được gọi là hepatocyte và chất trên hoàn toàn tương đồng với tế bào da.
Kết quả nghiên cứu, được công bố trên tạp chí "Nature" ngày 11/5, cho thấy rõ "khi chuyển hepatocyte vào những con chuột bị chấn thương về gan, các tế bào này có thể tái tạo lại hoạt động và hồi phục chức năng gan."
Giáo sư McCaughen, chuyên gia về gan hàng đầu Australia cho biết thêm khi các tế bào gốc từ trước tới nay được coi là có chức năng thay thế, thì đây là lần đầu tiên các tế bào da được phát hiện có cơ chế "tái tạo" tương tự. Mặc dù quá trình tái tạo này diễn ra không thể biến hoạt động của gan trở lại bình thường như ban đầu nhưng khả năng phục hồi có thể lên tới hơn 50%.
"Các gen được sử dụng trong quá trình tái tạo lại tế bào gan khi được thử nghiệm ngược lại với tế bào da cũng cho kết quả tích cực tương tự," ông McCaughen nhấn mạnh.
Gan có chức năng tạo ra các protein, chuyển hóa gluco, thải các chất độc và duy trì lượng đường trong máu và ổn định năng lượng cơ thể con người. Chính vì vậy, khó có thể sống nếu thiếu một trong những tế bào gan quan trọng, hay được gọi là các hepatocyte. Nếu thiếu các tế bào này, chức năng gan suy giảm và dẫn tới tử vong ở người.
Hiện nay có khoảng 200 người đang trong danh sách chờ được thay gan ở Australia và 10% trong số đó đang đứng trước nguy cơ tử vong cao. Gan là một trong những chứng bệnh nan y và ngày càng trở nên phổ biến tại Australia. Nguồn gốc bệnh xuất phát từ việc lạm dụng chất cồn, hệ thống miễn dịch yếu hoặc bị nhiễm viêm gan B, C. Trong vòng 4 năm qua, số bệnh nhân liên quan tới gan tại Australia nhập viện đang tăng 30%.

Những lý do nên dùng cà chua
Cà chua thường xuyên xuất hiện trong căn bếp của mọi nhà và được dùng để chế biến rất nhiều món ăn. Nhưng lợi ích, tác dụng tuyệt vời của loại quả này cũng như cách ăn nó sao cho tốt nhất thì không phải ai cũng biết.

Thiết bị đọc suy nghĩ trong não của con người
Các nhà khoa học đang nghiên cứu phát triển một thiết bị "giải mã bộ não" cho phép họ có thể đọc được suy nghĩ riêng tư.

Con cái “giống” bố hay mẹ?
Theo các nhà khoa học, gene di truyền của bố mẹ là nhân tố quyết định chiều cao cho con.

11 mẹo giúp bạn thức dậy dễ dàng hơn vào mùa đông
Trong một bài viết trên trang The Conversation, các chuyên gia đã chỉ ra 8 mẹo nhỏ giúp bạn thức dậy dễ dàng và thoải mái hơn trong mùa đông.

Tất tần tật về tác dụng của nước muối sinh lý và cách sử dụng
Nước muối sinh lý ngày càng trở nên thân thuộc hơn với con người. Đặc biệt khi môi trường ngày càng ô nhiễm dẫn tới căn bệnh viêm xoang, viêm mũi dị ứng ngày càng hoành hành thì tác dụng của nước muối sinh lý lại trở nên hữu hiệu.

Tác hại đáng sợ của việc ăn mì tôm sống
Mì tôm sống thơm thơm, giòn giòn lại rẻ tiền, không phải mất công nấu nướng chế biến là món ăn khoái khẩu của rất nhiều người, đặc biệt là các bạn học sinh sinh viên.
