Tế bào gốc sẽ được đưa lên trạm ISS để quan sát

Một trong những hạn chế khi sử dụng tế bào gốc trong điều trị là tình trạng thiếu hụt nguồn cung cấp tế bào do tỉ lệ nuôi cấy và tăng trưởng chậm trong môi trường phòng thí nghiệm truyền thống.

Tuy nhiên, bác sĩ Abba Zubair đến từ phòng thí nghiệm liệu pháp tế bào thuộc tổ chức nghiên cứu y tế phi lợi nhuận Mayo Clinic tại Florida tin rằng, vấn đề này có thể được giải quyết và tốc độ nuôi cấy tế bào gốc có thể được gia tăng nếu quy trình được thực hiện… ngoài không gian.

Và giờ đây, Zubair đã có cơ hội thử nghiệm giả thuyết của mình bằng một khoảng tài trợ 30.000 USD. Ông sẽ đưa các tế bào gốc của người lên trạm không gian quốc tế ISS để kiểm chứng xem liệu các tế bào gốc có phát triển ở tỉ lệ lớn hơn so với khi được nuôi cấy trên Trái Đất hay không.

Theo Mayo Clinic, các thí nghiệm được thực hiện trên Trái Đất bằng vi trọng lực (mô phỏng trường trọng lực ở độ cao 402,3km) đã cho thấy điều kiện này có lợi cho sự phát triển của tế bào gốc hơn so với môi trường phòng thí nghiệm.


Ảnh: dantri.com.vn

Zubair cho biết: "Trên Trái Đất, chúng tôi phải đối mặt với nhiều thách thức trong việc nuôi cấy đủ số lượng tế bào gốc để chữa trị cho bệnh nhân. Thông thường sẽ phải mất đến một tháng để tạo ra đủ số lượng tế bào cần thiết cho một vài bệnh nhân. Vì vậy, một phòng thí nghiệm lâm sàng trong không gian có thể đem lại câu trả lời mà chúng tôi vẫn đang tìm kiếm lâu nay để cải tiến nền y học".

Trong phòng thí nghiệm của mình ở Florida, Zubiar hiện đang nuôi cấy các tế bào mang chức năng tái tạo nơ-ron thần kinh và mạch máu cho các bệnh nhân đột quỵ xuất huyết. Ông tin rằng nếu các tế bào này được nuôi cấy trong không gian, số lượng tế bào sẽ gia tăng đáng kể, qua đó cho phép điều triệu nhiều chứng bệnh hơn.

"Nếu bạn có một nguồn ứng tế bào gốc luôn sẵn sàng, bạn có thể chữa trị hầu hết mọi chứng bệnh và trên lý thuyết có thể tái tạo mọi cơ quan trong cơ thể bằng nền tảng tế bào", Zubair nói.

Trong bước tiếp theo, Zubair sẽ làm việc với các kỹ sư tại đại học Colorado để chế tạo một lò phản ứng sinh học tế bào đặc biệt. Họ hy vọng thiết bị sẽ được đưa lên trạm ISS trong vòng 1 năm để bắt đầu hoạt động thí nghiệm.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Thuốc lá điện tử là gì? Nó chứa gì bên trong?

Thuốc lá điện tử là gì? Nó chứa gì bên trong?

Cách đây không lâu một nghiên cứu do Đại học Havard với sự tài trợ từ chính phủ Mỹ đã kết luận 75% trong số 51 loại tinh dầu thuốc lá điện tử có chứa diacetyl, một loại chất gây bệnh viêm phổi tắc nghẽn.

Đăng ngày: 01/07/2025
20 tác dụng thú vị của chanh tươi

20 tác dụng thú vị của chanh tươi

Chanh là loại quả có rất nhiều công dụng trong cuộ sống: làm gia vị, pha nước, làm đẹp... được con người sử dụng hàng ngày. Ngoài ra chanh tươi còn có rất nhiều những công dụng rất thú vị khác mà ít người biết tới: chữa đau răng, diệt cỏ dại, đuổi kiến...

Đăng ngày: 30/06/2025
Người bị rắn độc cắn trăm lần không chết

Người bị rắn độc cắn trăm lần không chết

Một nhà khoa học nghiệp dư Mỹ tuyên bố miễn dịch với nọc của các loài rắn cực độc sau thời gian dài thực nghiệm cho rắn độc cắn vào người hơn 160 lần.

Đăng ngày: 29/06/2025
Những điều cần chú ý khi ăn mỳ ăn liền

Những điều cần chú ý khi ăn mỳ ăn liền

Kiểu ăn "mỳ úp" rất quen thuộc trong các gia đình cần thay đổi nếu bạn muốn đảm bảo sức khỏe.

Đăng ngày: 29/06/2025
10 điều bạn cần biết về đậu phụ

10 điều bạn cần biết về đậu phụ

Đậu phụ tốt hay không tốt cho sức khỏe của bạn còn tùy thuộc vào hàm lượng bạn tiêu thụ.

Đăng ngày: 28/06/2025
12 nguồn đạm thực vật tuyệt vời thay thế đạm động vật

12 nguồn đạm thực vật tuyệt vời thay thế đạm động vật

Chất đạm được xem là nền tảng của cuộc sống do nó là dưỡng chất tạo thành các axít amin thúc đẩy sự phát triển và phục hồi của tế bào.

Đăng ngày: 28/06/2025
Công dụng chữa bệnh thần kỳ của rau cần

Công dụng chữa bệnh thần kỳ của rau cần

Là cây rau quen thuộc trong các bữa ăn hằng ngày, rau cần nước còn là vị thuốc chữa được nhiều loại bệnh mà ít ai biết.

Đăng ngày: 27/06/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News