Tế bào iPS không gây đào thải ở chuột thí nghiệm
Theo một bài viết đăng trên mạng tin của tạp chí khoa học Nature của Anh, các nhà khoa học Nhật Bản nhận thấy không có phản ứng đào thải ở chuột thí nghiệm sau khi tiến hành cấy ghép các tế bào trưởng thành sản sinh từ tế bào gốc đa chức năng (iPS).
Phát hiện mới này của nhóm các nhà khoa học thuộc Viện Khoa học Bức xạ Quốc gia (NIRS) và trường Đại học Tsurumi (Nhật Bản) đã thách thức kết quả nghiên cứu khoa học trong một bài viết được đăng trên tạp chí Nature năm 2011 của nhóm các nhà khoa học Đại học California khi cho rằng tế bào iPS gây ra phản ứng miễn dịch ở chuột.
Quan điểm chiếm ưu thế trong giới chuyên gia y học tái sinh hiện nay là phản ứng miễn dịch không xảy ra ở những bệnh nhân nhận cấy ghép tế bào dị biệt hoá đầy đủ từ tế bào iPS, loại tế bào được tạo thành từ tế bào của chính bệnh nhân.
Báo cáo trước đó của các nhà khoa học Mỹ về hiện tượng miễn dịch tế bào iPS thu hút sự chú ý của dư luận vì nó đi ngược với quan điểm thông thường của giới khoa học. Những người phản đối phát hiện này nghi ngờ tại sao nhóm nghiên cứu ở Mỹ lại lựa chọn cấy ghép những tế bào chưa được dị biệt hoá đầy đủ - một phương pháp sẽ không được sử dụng trong các ứng dụng y tế.
Theo bài báo mới, nhà nghiên cứu của NIRS Ryoko Araki và các đồng nghiệp của bà đã tạo ra tế bào xương và tủy từ iPS của chuột và cấy ghép chúng vào những con chuột khác cùng chung các đặc điểm di truyền.
Biện pháp cấy ghép tạng và mô của cơ thể hiện đang phổ biến trong y tế hiện đại. Tuy nhiên, sự đào thải tổ chức ghép là nguyên nhân lớn nhất khiến các ca ghép mô tạng thất bại. Với sự cảnh giác của hệ miễn dịch, cơ thể xem cơ quan lạ đó là “kẻ thù” và quay sang tấn công mô “lạ” vừa được cấy ghép.
Để khống chế quá trình này, bệnh nhân cần dùng thuốc chống thải ghép song cách điều trị này cũng gây ra nhiều tác dụng phụ có hại trên cơ thể bệnh nhân. Phát hiện mới về iPS và những ứng dụng thực tế của công nghệ tế bào đa năng này trong lĩnh vực y tế thực sự đã mở ra một hướng đi mới cho y học thế giới.

Những lý do nên dùng cà chua
Cà chua thường xuyên xuất hiện trong căn bếp của mọi nhà và được dùng để chế biến rất nhiều món ăn. Nhưng lợi ích, tác dụng tuyệt vời của loại quả này cũng như cách ăn nó sao cho tốt nhất thì không phải ai cũng biết.

Thiết bị đọc suy nghĩ trong não của con người
Các nhà khoa học đang nghiên cứu phát triển một thiết bị "giải mã bộ não" cho phép họ có thể đọc được suy nghĩ riêng tư.

Con cái “giống” bố hay mẹ?
Theo các nhà khoa học, gene di truyền của bố mẹ là nhân tố quyết định chiều cao cho con.

11 mẹo giúp bạn thức dậy dễ dàng hơn vào mùa đông
Trong một bài viết trên trang The Conversation, các chuyên gia đã chỉ ra 8 mẹo nhỏ giúp bạn thức dậy dễ dàng và thoải mái hơn trong mùa đông.

Tất tần tật về tác dụng của nước muối sinh lý và cách sử dụng
Nước muối sinh lý ngày càng trở nên thân thuộc hơn với con người. Đặc biệt khi môi trường ngày càng ô nhiễm dẫn tới căn bệnh viêm xoang, viêm mũi dị ứng ngày càng hoành hành thì tác dụng của nước muối sinh lý lại trở nên hữu hiệu.

Tác hại đáng sợ của việc ăn mì tôm sống
Mì tôm sống thơm thơm, giòn giòn lại rẻ tiền, không phải mất công nấu nướng chế biến là món ăn khoái khẩu của rất nhiều người, đặc biệt là các bạn học sinh sinh viên.
