Tên lửa thế hệ mới H3 của Nhật Bản phải tự hủy trong lần phóng đầu tiên
Ngày 7/3, tên lửa thế hệ mới H3 của Nhật Bản đã được phóng thử lần đầu tiên nhưng chưa thành công.
Khói bốc lên từ bệ phóng của tên lửa H3 tại trung tâm vũ trụ Tanegashima ở tỉnh Kagoshima, Nhật Bản ngày 17/2/2023. (Ảnh tư liệu: Kyodo/TTXVN)
Cơ quan Hàng không vũ trụ Nhật Bản (JAXA) cho biết chế độ tự hủy đã được kích hoạt sau ít phút tên lửa được phóng đi vì động cơ giai đoạn 2 của tên lửa hoạt động không như tính toán. Trước đó, kế hoạch phóng thử tên lửa cũng bị hoãn vài lần, lần gần nhất là vào tháng trước.
Tên lửa H3 là thế hệ tiếp nối của H2A. Trong buổi thử nghiệm, tên lửa này được phóng đi vào trưa 7/3 nhưng JAXA đã buộc phải kích hoạt chế độ tự hủy sau khi đánh giá tên lửa không thể hoàn thành nhiệm vụ như đã định. Như vậy, JAXA lại một lần nữa chưa thể đạt được thành công trong quá trình phát triển tên lửa. Hồi tháng 10/2022, tên lửa cỡ nhỏ Epsilon-6 cũng đã phải tự hủy vài phút sau khi được phóng đi vì chệch quỹ đạo.
H3 đánh dấu nỗ lực khả thi đầu tiên của Nhật Bản trong suốt 20 năm qua nhằm phát triển thế hệ tên lửa mới thay thế H2A. Dù H3 được kỳ vọng sẽ giúp đưa Nhật Bản củng cố vị trí trong cuộc đua phát triển tên lửa phục vụ mục đích thương mại đang ngày càng trở nên cạnh tranh, quá trình phát triển tên lửa này vẫn hết sức gập ghềnh.
Nhật Bản đặt mục tiêu phát triển thành công H3 để sử dụng không chỉ cho mục đích phóng vệ tinh và tàu thăm dò mà còn để tham gia các nhiệm vụ đưa hàng lên Trạm Vũ trụ quốc tế (ISS). Ước tính chi phí chế tạo 1 tên lửa H3 là 5 tỷ yen (37 triệu USD), chỉ bằng 1 nửa so với chi phí chế tạo H2A, nhưng lại có năng lực phóng vệ tinh cao hơn 1,3 lần. Tên lửa H2A của Nhật Bản được đưa vào khai thác từ năm 2001, có tỷ lệ phóng thành công là 97,8%, với chỉ 1 lần thất bại trong tổng cộng 46 lần được phóng tính đến nay.

"Thế giới hư không” có thể là quê hương ngoài hành tinh của chúng ta
Lý thuyết về việc sự sống Trái đất có nguồn gốc ngoài hành tinh đã hiện diện từ lâu và ngày càng được chấp nhận rộng rãi sau nhiều bằng chứng được củng cố.

Chứng minh EpiPen trở nên độc hại trong vũ trụ, học sinh tiểu học Canada đã dạy NASA một bài học
Một nhóm học sinh tiểu học ở Canada gần đây đã chỉ trích các nhà khoa học của NASA khi các em đã phát hiện ra rằng EpiPen cứu người có thể trở thành chất độc khi được phóng vào vũ trụ.

Cực quang xuất hiện nhiều do vết đen mặt trời?
Cực quang, thường chỉ được tìm thấy ở Bắc Cực và châu Nam Cực, đã làm nhân loại mê hoặc và tò mò trong nhiều thế kỷ và sẽ tiếp tục thu hút sự chú ý ở tương lai.

Một phần của Mặt trời bị vỡ rời, cuốn vào vòng xoáy cực
Các thiết bị của NASA đã ghi lại được khoảnh khắc một phần của Mặt Trời dường như bị tách rời hẳn và bị cuốn vào một cơn lốc xoáy cực.

Lần đầu tiên bắt được vật thể sinh ra từ lỗ đen quái vật
Ở nơi chết chóc nhất của thiên hà chứa Trái đất Milky Way - cạnh lỗ đen trung tâm Sagittarius A* (Sgr A*) - các nhà khoa học đã kinh ngạc tìm thấy một vườn ươm sự sống.

Trung Quốc - Pháp tiết lộ kế hoạch săn quái vật vũ trụ mới ra đời
Một đài quan sát không gian ra đời dưới sự hợp tác của hai quốc gia sẽ có nhiệm vụ nắm bắt các vụ bùng nổ tia gamma, một trong những sự kiện bí ẩn và mạnh mẽ nhất vũ trụ.
