Thái Lan chế được robot rút vắc xin tránh lãng phí

Trước tình hình thiếu hụt vắc xin ngừa Cpvid-19, các nhà nghiên cứu của Thái Lan đã chế tạo ra máy rút vắc xin Covid-19 một cách tối ưu, giúp hạn chế tối đa lượng vắc xin bị lãng phí nếu thao tác bằng tay.

Theo Hãng tin Reuters ngày 25-8, cánh tay robot, chiếc máy tên AutoVacc của Đại học Chulalongkorn (Thái Lan) chế tạo, có thể rút được 12 mũi vắc xin AstraZeneca trong vòng 4 phút từ 1 lọ vắc xin, thay vì chỉ 10 mũi/lọ nếu thao tác bằng tay.

Thái Lan chế được robot rút vắc xin tránh lãng phí
Máy rút vắc xin AutoVacc do Thái Lan chế tạo - (Ảnh: REUTERS).

ĐH Chulalongkorn cho biết chiếc máy hiện chỉ có thể làm việc với vắc xin AstraZeneca. Loại vắc xin này có chú thích trên nhãn dán là rút được 10-11 mũi/lọ.

“Chiếc máy đảm bảo chúng tôi có thể thêm 20% từ mỗi lọ vắc xin, tức tăng từ 10 lên 12 liều”, theo nhà nghiên cứu Juthamas Ratanavaraporn - người dẫn đầu nhóm phát triển AutoVacc thuộc Trung tâm nghiên cứu kỹ thuật y sinh, ĐH Chulalongkorn.

Bà Juthamas ước tính, nếu họ có đủ vắc xin AstraZeneca dành cho 1 triệu dân, AutoVacc sẽ giúp nâng số liều lên đủ dùng cho 1,2 triệu dân.

Cũng theo chuyên gia trên, dù một số nơi có sử dụng loại ống tiêm khoảng chết thấp (LDS) để giảm lãng phí, cách làm này vẫn đòi hỏi nhiều nhân công và tay nghề cao.

“Việc đó có thể khiến nhân viên y tế kiệt sức. Họ sẽ phải làm việc này hằng ngày trong nhiều tháng”, bà Juthamas nói.

Reuters cho biết Thái Lan từng kiểm soát được phần lớn đại dịch, nhưng các biến thể mới như Delta đã đẩy số ca nhiễm và tử vong của quốc gia này tăng cao kể từ hồi tháng 4.

Dịch bệnh diễn biến phức tạp hơn tạo ra áp lực lớn cho chương trình tiêm chủng của Thái Lan.

Tính đến nay, khoảng 9% trong số 66 triệu dân của Thái Lan đã tiêm chủng đầy đủ. Thế nhưng, công tác tiêm ngừa Cpvid-19 của quốc gia này đang đối mặt với thách thức từ việc thiếu nguồn vắc xin.

Nhóm nghiên cứu của bà Juthamas cho biết, họ có thể sản xuất thêm 20 máy AutoVacc trong vòng 3-4 tháng nữa. Tuy nhiên, việc sản xuất đại trà cho toàn quốc vẫn cần tới nguồn đầu tư và hỗ trợ từ chính phủ.

AutoVacc nguyên mẫu có giá 2,5 triệu baht (khoảng 76.000 USD), trong đó đã bao gồm các phụ kiện khác như ống tiêm.

Nhóm nghiên cứu có kế hoạch chế tạo những chiếc máy tương tự để sử dụng với vắc xin Pfizer-BioNTech và Moderna.

Thái Lan đã ghi nhận khoảng 1,1 triệu ca Cpvid-19 và tổng cộng 10.085 ca tử vong vì dịch bệnh này.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Pin mặt trời hai mặt giúp tăng hiệu quả sản xuất điện

Pin mặt trời hai mặt giúp tăng hiệu quả sản xuất điện

Loại pin mới do Đại học Quốc gia Australia chế tạo có hiệu suất chuyển đổi năng lượng mặt trước là 24,3%, mặt sau là 23,4%.

Đăng ngày: 26/08/2021
Tàu siêu tốc chạy liên thành phố tốc độ 1.000km/h

Tàu siêu tốc chạy liên thành phố tốc độ 1.000km/h

Tàu siêu tốc của Virgin Hyperloop có thể chở khách qua lại giữa các thành phố nhanh gấp 10 lần tàu sắt thương mại nhờ công nghệ đệm từ.

Đăng ngày: 25/08/2021
Công ty Trung Quốc phát triển turbine gió lớn nhất thế giới

Công ty Trung Quốc phát triển turbine gió lớn nhất thế giới

Turbine gió trên biển MySE 16.0-242 có ba cánh quạt dài tới 118 m, đủ khả năng cung cấp điện cho 20.000 ngôi nhà.

Đăng ngày: 25/08/2021
Elon Musk công bố robot giống người Tesla Bot

Elon Musk công bố robot giống người Tesla Bot

Elon Musk cho biết Tesla đang sản xuất robot hình người, vận hành bằng trí tuệ nhân tạo AI.

Đăng ngày: 24/08/2021
Tesla ra mắt chip tùy biến để nghiên cứu AI

Tesla ra mắt chip tùy biến để nghiên cứu AI

Tesla vừa tiết lộ một con chip tùy biến đặc biệt dùng để đào tạo mạng trí tuệ nhân tạo trong các trung tâm dữ liệu.

Đăng ngày: 24/08/2021
Kỷ lục mới về khoảng cách truyền mạng 6G

Kỷ lục mới về khoảng cách truyền mạng 6G

Sử dụng kết hợp nhiều công nghệ, các nhà nghiên cứu truyền thành công tín hiệu 6G giữa hai tòa nhà cách nhau 100 m, phá vỡ kỷ lục trước đó.

Đăng ngày: 23/08/2021
Khai thác kim loại hiếm dưới biển bằng robot hút bụi

Khai thác kim loại hiếm dưới biển bằng robot hút bụi

Công ty khởi nghiệp đến từ Vancouver dự định sử dụng robot hút bụi khổng lồ hút đất đá giàu kim loại và chuyển lên phương tiện đậu trên mặt nước để khai thác.

Đăng ngày: 23/08/2021
Tiêu điểm
Khoa Học News