Thai nhi có trí nhớ ngắn hạn ở giai đoạn 30 tuần tuổi
Theo tin ngày 22/7 "Dakungpao" Hồng Kông, có lẽ tất cả mọi người đều không thể nhớ được những ngày còn nằm trong tử cung, nhưng trong bản nghiên cứu mới đây của các học giả Hà Lan cho thấy, thai nhi khiđược 30 tuần tuổi có thể đã có trí nhớ ngắn hạn.
Trước đây, mọi người đều nói thai nhi chỉ là một bộ phận. Mặc dù các dự án nghiên cứu trong hai ba mươi năm qua đã dần dần phát hiện ra tình trạng phát triển thần kinh của bé trước khi sinh, nhưng những nhà nghiên cứu không thể biết trí nhớ bắt đầu được hình thành từ khi nào và có thể duy trì được bao lâu.
Mới đây, trong một dự án nghiên cứu đã thí nghiệm thai nhi của gần 100 phụ nữ có phản ứng như thế nào khi có sự kích thích. Trong kết quả thí nghiệm của các nhà nghiên cứu, loại kích thích này là "kích thích chấn động thanh học", đó là âm thanh vô cùng nhỏ, nhưng sẽ tạo ra sự chấn động. Các nhà nghiên cứu thông qua sóng siêu thanh để quan sát phản ứng của thai nhi. Khi thai nhi tiếp nhận kích thích lần đầu tiên, nó sẽ phản ứng. Nhưng sau khi lần lượt trải qua những thử nghiệm tương tự như vậy (13s/lần), thai nhi đã dần dần quen với âm thanh đó, và không có phản ứng.
![]() |
Thai nhi có trí nhớ ngắn hạn ở giai đoạn 30 tuần tuổi |
Nijhuis - Bác sỹ khoa sản trung tâm y học thuộc trường đại học Maastricht Hà Lan cho biết: "Một thai nhi bình thường từ 30, 32 hay 34 tuần tuổi, sau khi trải qua 13 hay 14 lần kích thích nó sẽ không có phản ứng".
Với những kích thích lặp lại tạo ra sự phản ứng ngày càng nhỏ, được gọi là "thói quen". Đây là kinh nghiệm đều có ở con người và động vật. Ví dụ: bạn có thể quen với những tiếng động phát ra từ chiếc máy sưởi vào ban đêm, đó là lúc ban đầu bạn nghe thấy tiếng ồn đó, nhưng sau một lúc sẽ quen với âm thanh đó, và tiếp tục chìm vào giấc ngủ.
Bác sỹ Nijhuis nói: "Thói quen là một hình thức học và ghi nhớ". Ông và các đồng nghiệp đã tận dụng thí nghiệm thói quen để tiến hành thí nghiệm trí nhớ của thai nhi từ 30 đến 38 tuần tuổi. Họ đã phát hiện ra, thai nhi 30 tuần tuổi có trí nhớ trong khoảng 10 phút. Trong khi đó thai nhi 34 tuần tuổi có thể lưu trữ thông tin và sau 4 tuần vẫn có thể nhớ lại những thông tin đó.

Thiết bị đọc suy nghĩ trong não của con người
Các nhà khoa học đang nghiên cứu phát triển một thiết bị "giải mã bộ não" cho phép họ có thể đọc được suy nghĩ riêng tư.

Con cái “giống” bố hay mẹ?
Theo các nhà khoa học, gene di truyền của bố mẹ là nhân tố quyết định chiều cao cho con.

11 mẹo giúp bạn thức dậy dễ dàng hơn vào mùa đông
Trong một bài viết trên trang The Conversation, các chuyên gia đã chỉ ra 8 mẹo nhỏ giúp bạn thức dậy dễ dàng và thoải mái hơn trong mùa đông.

Tất tần tật về tác dụng của nước muối sinh lý và cách sử dụng
Nước muối sinh lý ngày càng trở nên thân thuộc hơn với con người. Đặc biệt khi môi trường ngày càng ô nhiễm dẫn tới căn bệnh viêm xoang, viêm mũi dị ứng ngày càng hoành hành thì tác dụng của nước muối sinh lý lại trở nên hữu hiệu.

Tác hại đáng sợ của việc ăn mì tôm sống
Mì tôm sống thơm thơm, giòn giòn lại rẻ tiền, không phải mất công nấu nướng chế biến là món ăn khoái khẩu của rất nhiều người, đặc biệt là các bạn học sinh sinh viên.

Cẩm nang đặc biệt giúp giữ ấm khi đi chơi tuyết
Sapa đang vào những ngày nhiệt độ giảm cực mạnh, băng tuyết xuất hiện đã trở thành hiện tượng kỳ thú và hấp dẫn.
