Thảm họa sóng thần cổ đại giết chết 1/4 dân số Anh

Các nhà khoa học phát hiện bằng chứng về một trận sóng thần cực mạnh phá hủy nước Anh vào năm 6200 trước Công nguyên ở vùng ven biển phía đông.

Trận sóng thần khổng lồ mang tên Storegga Slide hình thành khi khu vực đáy biển rộng 77.700km2, tương đương Scotland, ở dưới biển Na Uy dịch chuyển đột ngột. Bằng chứng địa chất mới hé lộ ba đợt sóng liên tiếp cao 20 - 40m tràn qua cây cầu cạn cổ đại có tên Doggerland nối nước Anh với phần còn lại của châu Âu. Hiện nay, cây cầu này đã chìm dưới Biển Bắc.

Thảm họa sóng thần cổ đại giết chết 1/4 dân số Anh
Mô phỏng hướng của sóng thần Storegga. (Ảnh: Geoscience).

Nhóm nghiên cứu đến từ các trường Đại học Bradford, Warwick, St Andrews và Wales tìm thấy bằng chứng về sự kiện ở Scandinavia, quần đảo Faroe, vùng đông bắc nước Anh, và Greenland. Trầm tích dưới nước bao gồm đá và vỏ sò vỡ từ Biển Bắc, ở phía nam thung lũng sông Outer Dowsing Deep ngoài khơi Lincolnshire, cũng lưu giữ dấu vết của trận sóng thần.

Theo các nhà nghiên cứu đứng đầu là Vincent Gaffney ở Đại học Bradford, sóng thần Storegga dấy lên sau khi lớp trầm tích dài 193 km tích tụ ngoài khơi Na Uy trong kỷ Băng Hà tách khỏi thềm lục địa và chìm xuống sâu hơn. Vụ sạt lở dưới nước khiến sóng cuộn trào khắp mọi hướng, tạo thành sóng thần quét qua ven biển Na Uy và Iceland, gây thảm họa cho những người sống trong khu vực chịu ảnh hưởng.

Những cơn sóng cũng tràn về hướng nam, nuốt chửng quần đảo Faroe, Orkney và phần lớn vùng duyên hải Britain, đồng thời ập tới cầu cạn Doggerland. Lúc đó, cộng đồng người săn bắt - hái lượm thời Đồ đá giữa có thể sinh sống ở các khu vực này. Sóng thần đột ngột xuất hiện, cuốn trôi người đánh bắt cá dọc bờ. Ước tính 1/4 dân số ở Anh thời đó thiệt mạng trong thảm họa. Với những người may mắn sống sót, thiệt hại về nơi ở, thuyền, thiết bị và nguồn tiếp tế có thể khiến cuộc sống trở nên khó khăn trong mùa đông sau đó.

Trận sóng thần lớn nhất từng xảy ra ở Bắc Âu từ kỷ Băng Hà cuối cùng xuất hiện sau thời kỳ biến đổi khí hậu toàn cầu. Gaffney và cộng sự cho rằng sự kiện có thể dẫn tới lần ngập lụt cuối cùng ở Doggerland. Thung lũng sông Outer Dowsing Deep cắt ngang qua phía nam vùng đồng bằng của Doggerland. Các bằng chứng dựa trên địa tầng học và kỹ thuật sắp trình tự ADN cổ đại trong trầm tích cho thấy vật chất lắng đọng ở Outer Dowsing Deep là kết quả của sóng thần. Kết luận của nhóm nghiên cứu được chứng minh bởi phương pháp xác định niên đại bằng đồng vị carbon và kỹ thuật phát sáng kích thích quang học (OSL).

Loading...
TIN CŨ HƠN
Bí ẩn về hồ nước bỗng tràn đầy nước trở lại sau 12 năm khô cạn

Bí ẩn về hồ nước bỗng tràn đầy nước trở lại sau 12 năm khô cạn

Suốt 12 năm ở trạng thái khô cạn, hồ nước nổi tiếng này bỗng tràn đầy nước trở lại, tạo ra sự thích thú với du khách và người dân địa phương.

Đăng ngày: 17/07/2020
Ngộ nghĩnh ghềnh đá đĩa khổng lồ có hình dạng giống con voi ở Iceland

Ngộ nghĩnh ghềnh đá đĩa khổng lồ có hình dạng giống con voi ở Iceland

Khối đá bazan hình thành khi dòng dung nham gặp nước biển gợi liên tưởng đến con voi với lớp da sần sùi cùng mắt, vòi và chân.

Đăng ngày: 16/07/2020
Dải mây Mei-yu gây mưa lũ nặng nề ở Trung Quốc có tràn tới Việt Nam?

Dải mây Mei-yu gây mưa lũ nặng nề ở Trung Quốc có tràn tới Việt Nam?

Trong hơn một tháng qua, Trung Quốc hứng chịu mưa lũ lớn bất thường, gây thiệt hại lớn đến người và của. Việt Nam, một quốc gia láng giềng, có bị ảnh hưởng? Các chuyên gia Việt Nam đã lý giải về hiện tượng này.

Đăng ngày: 14/07/2020
Chuyên gia dự báo năm nay miền Bắc sẽ đón rét sớm

Chuyên gia dự báo năm nay miền Bắc sẽ đón rét sớm

Dự báo các đợt không khí lạnh xuất hiện sớm hơn so với trung bình nhiều năm. Mùa đông ở Bắc Bộ sẽ đến sớm và rét sớm hơn.

Đăng ngày: 14/07/2020
Trung Quốc: Vỡ 14 đê, lũ Trường Giang chảy ngược vào hồ nước ngọt lớn nhất

Trung Quốc: Vỡ 14 đê, lũ Trường Giang chảy ngược vào hồ nước ngọt lớn nhất

Nhà chức trách Trung Quốc ngày 10/7 dự báo sắp xảy ra "đại hồng thủy" - tức lũ lớn - mang tính cục bộ ở lưu vực hồ Bà Dương, tỉnh Giang Tây.

Đăng ngày: 12/07/2020
Các nhà khoa học cảnh báo nguy cơ băng tan khiến những virus cổ xưa nguy hiểm thức tỉnh

Các nhà khoa học cảnh báo nguy cơ băng tan khiến những virus cổ xưa nguy hiểm thức tỉnh

Hiện tượng băng tan do khí hậu nóng lên có thể làm xuất hiện những thành phần thuộc các hệ sinh thái cổ đại trên bề mặt, trong đó có các virus.

Đăng ngày: 09/07/2020
Biến đổi khí hậu: Hồ núi tại Mỹ chuyển màu do tảo diệp lục xâm lấn

Biến đổi khí hậu: Hồ núi tại Mỹ chuyển màu do tảo diệp lục xâm lấn

Tình trạng ấm dần lên đã dẫn đến sự gia tăng nhanh chóng của tảo diệp lục trong các hồ núi bởi tảo là loại thực vật sống trong nước ngọt và sinh sôi nhanh trong môi trường ấm.

Đăng ngày: 09/07/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News