Thảm kịch khiến máy bay lao xuống biển làm thay đổi ngành hàng không

Trên độ cao 10.000 mét so với mực nước biển, 2 phi công của chiếc máy bay hiện đại MD-11 đang gặp khủng hoảng. Khói nghi ngút khắp buồng lái, radar liên lạc đã bị ngắt kết nối hoàn toàn. Chiếc máy bay chở theo 215 hành khách và 14 thành viên phi hành đoàn lao thẳng xuống vùng biển Đại Tây Dương. Không một ai sống sốt.

Đây là chuyến bay mang số hiệu 111 của hãng hàng không Swissair - một trong những vụ tai nạn hàng không kinh hoàng nhất được ghi lại trong lịch sử.

Chuyến bay 111

Ngày 2/9/1998, cơ trưởng Urs Zimmermann (50 tuổi) - một cựu phi công chiến đấu của Lực lượng Không quân Thụy Sĩ - cùng cơ phó Stefan Löw điều khiển chiếc máy bay thương mại MD-11 từ thành phố New York đến Geneva, Thụy Sĩ.

Thảm kịch khiến máy bay lao xuống biển làm thay đổi ngành hàng không
Chuyến bay 111 bay qua vùng biển quốc tế - nơi không có nhiều khoảng đất liền để hạ cánh khẩn cấp. (Ảnh: GCmaps)

Chuyến bay cất cánh suôn sẻ từ New York lúc 20:18. Thế nhưng ngay khi máy bay đạt độ cao 10.100 mét, một điều kỳ lạ bắt đầu xảy ra trong buồng lái. Cơ trưởng Urs Zimmermann nhận thấy có mùi lạ phả ra từ hệ thống điều hòa trong khi điều hòa trên cabin hành khách vẫn hoạt động bình thường.

4 phút sau, mùi lạ bắt đầu lan tỏa rất mạnh trong buồng lái cùng một làn khói trắng. Giờ thì cơ trưởng đã nhận ra, trên máy bay của ông đang có một vụ cháy.

Zimmermann lập tức gọi cho cơ quan kiểm soát không lưu để báo cáo về trường hợp khẩn cấp. Thời khắc ngọn lửa xuất hiện cũng là lúc chiếc đồng hồ của tử thần bắt đầu bấm giờ. Phi hành đoàn chỉ có một khoảng thời gian ngắn ngủi đề hạ cánh trước khi ngọn lửa lan ra khắp máy bay. Chuyến bay 111 được điều hướng hạ cánh khẩn cấp ở sân bay Halifax Stanfield (Canada), cách đó hơn 100km.

Thảm kịch khiến máy bay lao xuống biển làm thay đổi ngành hàng không
Máy bay rơi xuống Đại Tây Dương sau khi mất liên lạc với radar, 6 phút cuối cùng của chuyến bay hoàn toàn không được ghi lại - (Ảnh minh họa (phục dựng lại trong phim tài liệu): TheFlightChannel).

Chỉ 4 phút sau, máy bay đã đi được một nửa quãng đường đến điểm hạ cánh khẩn cấp. Phi hành đoàn yêu cầu kéo dài thời gian bay để hạ dần độ cao và xả bớt nhiên liệu.

Đáng nói là trong khoảng thời gian này, các phi công đã tắt nguồn điện trong khoang máy bay, và các quạt thông gió trên trần máy bay - việc làm vô tình biến khoảng không trên trần máy bay thành một ống hút. Lửa nhanh chóng lan vào buồng lái, nhiều bộ phận của buồng lái lập tức ngừng hoạt động, bao gồm cả chế độ tự lái và màn hình quan sát của phi công.

Chiếc DC-11 đã hoàn toàn mất kiểm soát. Phi hành đoàn phát tín hiệu "Mayday" - tín hiệu báo cáo mối nguy khẩn cấp đe dọa đến tính mạng - rồi bị ngắt kết nối. Chiếc máy bay rơi thẳng xuống Đại Tây Dương lúc 22:31 với tốc độ 555 km/h, vỡ thành hàng triệu mảnh trong chưa đầy 1 giây.

Thảm kịch thay đổi ngành hàng không

Thảm họa trên chuyến bay 111 của hãng Swissair đã khiến 219 người thiệt mạng. Chỉ có 1 nạn nhân có thể nhận dạng bằng mắt trong khi những người còn lại phải sử dụng DNA, dấu vân tay, dấu răng gia đình cung cấp để xác định danh tính. Đây được coi là ca nhận dạng DNA lớn và phức tạp nhất trong lịch sử Canada.

Ủy ban An toàn Giao thông Canada (TSB) đã vào cuộc điều tra nguyên nhân vụ tai nạn.

Kết quả cho thấy ngọn lửa bắt đầu từ hệ thống dây điện phía trên buồng lái, nhanh chóng lan rộng làm hư hại nhiều bộ phận của máy bay. Các màn hình trong buồng lái bị hỏng dẫn tới việc phi công phải mò mẫm điều khiển khi không có sự quan sát, máy bay lạc hướng và đâm xuống Đại Tây Dương.

Máy bay cũng không có hệ thống phát hiện và dập lửa nên phi hành đoàn phải dựa vào mùi để nhận ra sự cố, khi sự cố đã rất nghiêm trọng.

Thảm kịch khiến máy bay lao xuống biển làm thay đổi ngành hàng không
Buồng lái chiếc máy bay DC-11 được trục vớt. (Ảnh: THE CANADIAN PRESS/Andrew Vaughan).

TSB kết luận rằng nguyên nhân chính của vụ tai nạn là do: Tiêu chuẩn chống cháy đối với vật liệu máy bay không thỏa đáng.

Sau thảm kịch trên chuyến bay 111, nhiều khuyến nghị được đưa ra để thay đổi tiêu chuẩn vật liệu máy bay, hệ thống điện và hệ thống lưu trữ dữ liệu chuyến bay. Những khuyến nghị này dẫn đến nhiều thay đổi lớn trong các tiêu chuẩn của Cục Hàng không Liên bang (FAA) khi sản xuất máy bay, thay đổi cả bức tranh an toàn của ngành hàng không dân dụng trên toàn thế giới.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Lý do không nên dùng giấy vệ sinh trên máy bay

Lý do không nên dùng giấy vệ sinh trên máy bay

Nhiều tiếp viên hàng không nói không nên sử dụng giấy vệ sinh trong toilet trên máy bay, trừ trường hợp bất khả kháng.

Đăng ngày: 08/06/2023
Các nhà khoa học thu thập các mẫu đầu tiên từ lớp phủ lõi Trái đất

Các nhà khoa học thu thập các mẫu đầu tiên từ lớp phủ lõi Trái đất

Một nhóm các nhà khoa học trên một tàu khoan ngoài khơi Azores (Bồ Đào Nha) đã thu thập các mẫu phẩm đầu tiên được lấy từ lớp bao phủ quanh lõi Trái đất.

Đăng ngày: 08/06/2023
Các nhà khoa học đã tìm ra cách tạo ra điện từ không khí

Các nhà khoa học đã tìm ra cách tạo ra điện từ không khí

Công nghệ mang tính cách mạng này, được gọi là “hiệu ứng Air-Gen” - khai thác độ ẩm có trong khí quyển để tạo ra năng lượng bền vững.

Đăng ngày: 07/06/2023
Sau 389 ngày ở Bắc Cực, ngốn hơn 160 triệu đô, hàng trăm nhà khoa học mang về tin dữ: Đó là gì?

Sau 389 ngày ở Bắc Cực, ngốn hơn 160 triệu đô, hàng trăm nhà khoa học mang về tin dữ: Đó là gì?

Sau 389 ngày ở Bắc Cực trong một dự án ngốn hơn 160 triệu USD, không ngờ các nhà khoa học lại mang về một tin dữ.

Đăng ngày: 07/06/2023
Viên kim cương đen lớn nhất thế giới

Viên kim cương đen lớn nhất thế giới

Enigma thuộc loại kim cương đen (carbonado) và là viên kim cương cắt lớn nhất thế giới, theo Tổ chức Kỷ lục Thế giới Guinness, nặng 555,55 carat (111 gram) với 55 mặt.

Đăng ngày: 07/06/2023
Khoan sông băng Ngày Tận Thế, lộ “bí mật ớn lạnh” 5.000 năm trước

Khoan sông băng Ngày Tận Thế, lộ “bí mật ớn lạnh” 5.000 năm trước

Một lõi đá được lấy lên từ mũi sâu xuống sông băng Ngày Tận Thế (Thwaites) của Nam Cực đã đem đến cho nhân loại một tin rất tốt và một tin rất xấu.

Đăng ngày: 06/06/2023
Cơ chế tế bào tạo ra 12% oxy trên hành tinh

Cơ chế tế bào tạo ra 12% oxy trên hành tinh

Theo nghiên cứu, lượng oxy trong 1/10 hơi thở của chúng ta tạo ra nhờ một cơ chế tế bào, giúp thúc đẩy quá trình quang hợp ở thực vật phù du biển.

Đăng ngày: 06/06/2023
Tiêu điểm
Khoa Học News