Tham quan "con đường dài nhất" trên Trạm vũ trụ Quốc tế ISS
Thông qua đoạn video gần 2 phút của phi hành gia người Nga, chúng ta sẽ có cơ hội theo dõi không gian sinh sống trên Trạm vũ trụ Quốc tế (ISS) như thế nào.
Theo Geek.com, phi hành gia người Nga Oleg Artemyev mới đây đã dẫn người xem tham quan "con đường dài nhất" trên Trạm vũ trụ Quốc tế (ISS) từ mô-đun của Nhật Bản ở đầu bên này tới mô-đun chở hàng ở cuối trạm.
Trong khu vực sinh hoạt chung, Oleg Artemyev đã gặp khá nhiều nhà du hành vũ trụ, trong đó có phi hành gia người Mỹ Ricky Arnold và nhà khoa học người Đức Alex Gerst. Sau đó Oleg Artemyev tiếp tục đi qua các mạng lưới dây diện chằng chịt, quán cà phê, nơi ăn uống và khu vực mô-đun do Nga quản lý.
Phi hành gia người Nga Oleg Artemyev.
Artemyev cũng đi qua cả mô-đun kho hàng và mô-đun dịch vụ, nơi đang được các phi hành gia tiếp tục hoàn thiện thêm.
Quá trình lắp ráp ISS bắt đầu từ những năm 1990 với hai mô-đun đầu tiên là Zarya và Unity. Mô-đun Zvezda của Nga được lắp đặt trên ISS vào năm 2000, cho phép một phi hành đoàn gồm tối đa 2 người sinh sống trên đó.
ISS hiện có 16-mô-đun, bao gồm 5 của Nga, 8 của Mỹ, 2 của Nhật và 1 của Châu Âu. Một mô-đun khác của Nga dự kiến sẽ được phóng lên và kết nối với ISS vào năm tới. Mỗi mô-đun mới giống như mảnh ghép của bộ xếp hình, biến trạm trở thành "sân chơi" cho các phi hành gia như Artemyev "khoe".
Artemyev thường xuyên chia sẻ những trải nghiệm trên vũ trụ với các fan hâm mộ dưới Trái Đất thông qua mạng Twitter, Instagram và YouTube. Hồi tuần trước, Artemyev cũng đã chia sẻ một trong những hệ thống quan trọng nhất trên Trạm vũ trụ quốc tế ISS, đó là nhà vệ sinh.
Cảnh báo: Video này không dành cho người bị chứng sợ kín khí hoặc say tàu xe.
Chuyến hành trình dài xuyên qua nhiều mô-đun trên trạm vũ trụ ISS.
Artemyev giới thiệu nhà vệ sinh trên ISS.

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?
Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

Sẽ ra sao nếu bạn rơi vào hố đen vũ trụ?
Thật khó tưởng tượng điều gì sẽ xảy ra khi rơi vào một hố đen. Một mô phỏng mới đây đã hé lộ trải nghiệm kinh hoàng này.

Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời
Cho tới khi chưa tìm ra được Hành tinh thứ 9 (chỉ mới là giả thuyết), Thiên Vương Tinh (Uranus) vẫn là hành tinh "khác người" nhất so với 7 hành tinh còn lại của hệ Mặt Trời chúng ta.

Những sự thật "khó tin nổi" về sao Thiên vương
Sao Thiên vương có thể chứa được 63 Trái đất bên trong nó, mùa hè ở đây kéo dài tới 42 năm, sao Thiên vương chỉ có 2 mùa.... đây là những sự thật khó tin, ít người biết về sao Thiên Vương.

Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại
Các nhà khoa học tính toán và gần như chắc chắn nhiều nền văn minh ngoài Trái đất đã và đang tồn tại trong vũ trụ này.

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma
Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.
