Tháng 3/2012: Ra mắt vắc-xin H5N1 cho gia cầm

Công ty thuốc thú y Trung ương (NAVETCO) sẽ đưa vắc xin cúm gia cầm H5N1 ra thị trường ngay trong tháng 3/2012. Việc này tiến tới thay thế hoàn toàn vắc-xin nhập khẩu, giúp Việt Nam tiết kiệm hàng trăm tỷ đồng mỗi năm.

Hội đồng khoa học của Cục Thú y, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN-PTNT) vừa đồng ý cho Công ty thuốc thú y Trung ương (NAVETCO) đưa vào sản xuất loại vắc-xin NAVET – Vifluvac. Đây là kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học Viện Công nghệ Sinh học, Bộ KH-CN, Bộ NN-PTNT, Công ty Thuốc thú y trung ương từ năm 2003 đến nay.

Nhạy bén với nhu cầu phòng bệnh


Sản phẩm vắc- xin NAVET – Vifluvac do NAVETCO sản xuất (Anh: H.Hoàn)

Từ năm 2003, khi dịch cúm gia cầm lần đầu tiên xuất hiện ở Việt Nam, nhà nước đã có chủ trương nhập khẩu vắc-xin cúm gia cầm của Trung Quốc. Chi phí cho việc này lên đến hàng trăm tỷ đồng mỗi năm. Thế nhưng loại vắc-xin này có một nhược điểm là không hoàn toàn phù hợp với chủng virus biến đổi hiện đang lưu hành ở một số tỉnh phía bắc của ViệtNam.

Trước thực tế đó, Viện Công nghệ sinh học (CNSH) đã đứng ra liên hệ với một số tổ chức trên thế giới nhằm tìm chủng virus vắc-xin cúm H5N1 phục vụ mục đích nghiên cứu sản xuất vắc-xin. Ngày 3/11/2005, Viện CNSH đã nhận được chủng NIBRG – 14 từ Viện Tiêu chuẩn và chất lượng sinh phẩm London (Anh).

Ngay lập tức, Viện làm thủ tục nhận chủng virus này, đồng thời, tiến hành đăng ký đề tài nghiên cứu sản xuất vắc-xin cúm gia cầm (dùng trong thú y).

Theo các nhà nghiên cứu, đây thực sự là một dấu mốc quan trọng trong lĩnh vực nghiên cứu vắc-xin cúm gia cầm ở Việt Nam. Sau khi nhận được chủng phù hợp, các nhà khoa học của Viện CNSH đã khẩn trương bắt tay vào công tác nghiên cứu. Đây là chủng được tạo bằng công nghệ di truyền ngược (lắp ghép virus cúm nhân tạo chứa đầy đủ hệ gene trong đó các gene kháng nguyên H5 có vùng "độc" đã được biến đổi bằng kỹ thuật gene).

Từ thành công trên, Bộ KH-CN đã hỗ trợ Viện CNSH tiếp tục thực hiện đề tài ở giai đoạn 2, từ năm 2007 - 2008 với nội dung nghiên cứu và đánh giá quy trình quá trình sản xuất vắc-xin cúm gia cầm H5N1.

Tiến tới thay thế vắc-xin nhập khẩu

Một trại chăn nuôi gà ở Xuân Mai (Hà Nội) đã được chọn làm địa điểm để tiến hành bước thử nghiệm trên. 1.500 con gà được chia thành hai lô, một lô 1.000 con được tiêm vắc-xin và một lô 500 con không được tiêm vắc-xin. Sau khi tiêm, định kỳ máu gà tiêm và không tiêm được làm xét nghiệm về tác dụng của vắc-xin, kết quả cho thấy 70 - 80% số gà được tiêm vắc-xin tạo được lượng kháng thể đạt tiêu chuẩn miễn dịch theo tiêu chuẩn quốc tế.


Tiêm thử nghiệm vắc-xin NAVET – Vifluvac trên gà (Ảnh: H.Hoàn)

Do nhu cầu thực tế đòi hỏi, năm 2009, Công ty NAVETCO đã đề nghị và được Bộ KH-CN, Bộ NN-PTNT cho phép và hỗ trợ thực án dự án ”Sản xuất thử nghiệm vắc-xin cúm A/H5N1 nhũ dầu để phòng bệnh cho gia cầm” với kinh phí 1,5 tỷ đồng để thực hiện dự án sản xuất thử nghiệm nói trên.

TS. Trần Xuân Hạnh, chủ nhiệm dự án – Phó tổng giám đốc Công ty Thuốc thú y trung ương NAVETCO cho biết, trên cơ sở kết quả nghiên cứu của Viện CNSH, cùng với sự giúp đỡ của Bộ KH-CN, và Bộ NN-PTNT, công ty NAVETCO đã thực hiện dự án: ”Sản xuất thử nghiệm vắc-xin cúm A/H5N1 nhũ dầu để phòng chống bệnh cho gia cầm”. Từ đó, đã cho ra đời vắc xin mang tên NAVET – Vifluvac.

Hiện nay, dự án đã sản xuất thành công giống vi rút vắc-xin cúm gia cầm, chủng NIBRG – 14 đạt tiêu chuẩn vô trùng và ổn định về mặt di truyền. Dự án cũng đã xây dựng được qui trình sản xuất vắc-xin cúm gia cầm ở qui mô công nghiệp với công xuất 500.000 lít/mẻ (1.000.000 liều/mẻ). Vắc-xin có độ dài bảo quản 12 tháng kể từ ngày sản xuất và được bảo quản ở 2-80C.

Như vậy, trong thời gian tới, Việt Nam sẽ có khả năng chủ động được vắc-xin cúm gia cầm H5N1 cung cấp nhu cầu trong nước và tiến tới thay thế hoàn toàn nhập khẩu.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Thiết bị đọc suy nghĩ trong não của con người

Thiết bị đọc suy nghĩ trong não của con người

Các nhà khoa học đang nghiên cứu phát triển một thiết bị "giải mã bộ não" cho phép họ có thể đọc được suy nghĩ riêng tư.

Đăng ngày: 10/05/2025
Con cái “giống” bố hay mẹ?

Con cái “giống” bố hay mẹ?

Theo các nhà khoa học, gene di truyền của bố mẹ là nhân tố quyết định chiều cao cho con.

Đăng ngày: 10/05/2025
11 mẹo giúp bạn thức dậy dễ dàng hơn vào mùa đông

11 mẹo giúp bạn thức dậy dễ dàng hơn vào mùa đông

Trong một bài viết trên trang The Conversation, các chuyên gia đã chỉ ra 8 mẹo nhỏ giúp bạn thức dậy dễ dàng và thoải mái hơn trong mùa đông.

Đăng ngày: 09/05/2025
Tất tần tật về tác dụng của nước muối sinh lý và cách sử dụng

Tất tần tật về tác dụng của nước muối sinh lý và cách sử dụng

Nước muối sinh lý ngày càng trở nên thân thuộc hơn với con người. Đặc biệt khi môi trường ngày càng ô nhiễm dẫn tới căn bệnh viêm xoang, viêm mũi dị ứng ngày càng hoành hành thì tác dụng của nước muối sinh lý lại trở nên hữu hiệu.

Đăng ngày: 08/05/2025
Tác hại đáng sợ của việc ăn mì tôm sống

Tác hại đáng sợ của việc ăn mì tôm sống

Mì tôm sống thơm thơm, giòn giòn lại rẻ tiền, không phải mất công nấu nướng chế biến là món ăn khoái khẩu của rất nhiều người, đặc biệt là các bạn học sinh sinh viên.

Đăng ngày: 08/05/2025
Cẩm nang đặc biệt giúp giữ ấm khi đi chơi tuyết

Cẩm nang đặc biệt giúp giữ ấm khi đi chơi tuyết

Sapa đang vào những ngày nhiệt độ giảm cực mạnh, băng tuyết xuất hiện đã trở thành hiện tượng kỳ thú và hấp dẫn.

Đăng ngày: 04/05/2025
Lợi ích bất ngờ từ dưa bở với sức khỏe mọi nhà

Lợi ích bất ngờ từ dưa bở với sức khỏe mọi nhà

Dưa bở là loại quả bổ dưỡng, giải khát rất tốt trong mùa hè nóng bức và còn nhiều công dụng rất tốt cho sức khỏe.

Đăng ngày: 03/05/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News