Tháng 9 có thể nhiều cực quang do bão địa từ hoạt động mạnh

Vào tháng 9, do hiện tượng nghiêng của Trái đất, hoạt động địa từ có thể trở nên mạnh hơn, tạo ra mùa cực quang rực rỡ, theo Live Science.

Cực quang xảy ra khi các hạt tích điện trong gió Mặt trời đi vào từ trường của Trái đất và va chạm với các phân tử oxy, nitơ trong khí quyển, kích thích các phân tử, khiến chúng phát ra ánh sáng màu sắc sống động.

Tháng 9 có thể nhiều cực quang do bão địa từ hoạt động mạnh
Cực quang. (Ảnh: Getty).

Như hôm 10/5 lúc 23h (giờ Hà Nội), khi vụ đầu tiên plasma và từ trường phóng ra từ Mặt trời diễn ra, sau đó, mạng xã hội tràn ngập những hình ảnh cực quang từ Bắc Âu và châu Đại Dương, AFP dẫn thông tin từ Trung tâm Dự báo Thời tiết Không gian thuộc Cơ quan Khí quyển và Đại dương Quốc gia Mỹ (NOAA).

Với hoạt động Mặt trời tiếp tục tăng lên mức kỷ lục trong tháng 9, khoảng vài tuần xung quanh điểm thu phân (22/9) có thể chứng kiến những cơn bão địa từ mạnh hơn bình thường. Điều này có thể mang đến một mùa cực quang ngắn, theo Live Science.

Một bài báo công bố năm 1973 cho rằng cực quang xuất hiện đều đặn hơn vào tháng 3 và tháng 9, nhờ sự thẳng hàng tạm thời của các từ trường của Trái đất và gió Mặt trời.

Gió Mặt trời là dòng hạt tích điện từ Mặt trời, đột ngột mạnh lên sau các vụ nổ Mặt trời và phun trào khối lượng vành nhật (CMEs) - những đợt bùng nổ mạnh của bức xạ và vật chất Mặt trời. Hoạt động từ trường trên Mặt trời có chu kỳ kéo dài 11 năm và đang đạt đỉnh điểm.

Trong khi từ trường của Trái đất và gió Mặt trời thường không thẳng hàng, nhờ hiệu ứng Russell-McPherron, các cực từ của Trái đất được nghiêng vào các điểm phân để nhận các hạt tích điện dễ dàng hơn. Khi các từ trường hướng nam bên trong gió Mặt trời hủy bỏ từ trường hướng bắc của Trái đất, các vết nứt mở ra trong từ quyển của Trái đất, khiến gió Mặt trời dễ dàng chảy dọc theo các đường từ trường hơn. Theo đó các khu vực Bắc bán cầu vào tháng 9 có cơ hội cao hơn để thấy cực quang.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Tàu vũ trụ NASA lạc vào không gian lạ ở rìa Hệ Mặt trời

Tàu vũ trụ NASA lạc vào không gian lạ ở rìa Hệ Mặt trời

Những gì mà tàu vũ trụ New Horizons của NASA đụng độ có thể gợi ý về một cấu trúc ẩn ở vùng tăm tối, lạnh lẽo nhất Thái Dương hệ.

Đăng ngày: 09/09/2024
Trung Quốc sẽ lấy mẫu sao Hỏa đầu tiên trên thế giới vào khoảng năm 2028

Trung Quốc sẽ lấy mẫu sao Hỏa đầu tiên trên thế giới vào khoảng năm 2028

Hôm 5/9, Trung Quốc đã công bố kế hoạch đầy tham vọng nhằm thực hiện sứ mệnh Thiên vấn-3 (Tianwen-3) với hai lần phóng để lấy mẫu sao Hỏa đem trở về Trái đất vào khoảng năm 2028.

Đăng ngày: 09/09/2024
Tàu vũ trụ Boeing Starliner trở về Trái đất mà không có người

Tàu vũ trụ Boeing Starliner trở về Trái đất mà không có người

Sáng 7-9 (giờ Việt Nam), tàu Boeing Starliner đã tách khỏi Trạm Vũ trụ quốc tế (ISS), bỏ lại 2 phi hành gia NASA trong sứ mệnh bị kéo dài bất đắc dĩ.

Đăng ngày: 07/09/2024
NASA tìm ra “hóa thạch vũ trụ” cách Trái đất 3 triệu năm ánh sáng

NASA tìm ra “hóa thạch vũ trụ” cách Trái đất 3 triệu năm ánh sáng

Thứ mà NASA mô tả là một " hóa thạch vũ trụ biệt lập" nằm ngay của Cụm Địa phương, nơi thiên hà chứa Trái đất đang trú ngụ.

Đăng ngày: 07/09/2024
Phát hiện hố thiên thạch lớn nhất Hệ Mặt trời

Phát hiện hố thiên thạch lớn nhất Hệ Mặt trời

Một vật thể lớn gấp 20 lần tiểu hành tinh từng khiến khủng long ở Trái đất tuyệt chủng đã giáng xuống một thiên thể khác trong Hệ Mặt trời.

Đăng ngày: 06/09/2024
Phi hành gia Trung Quốc đang làm gì trên trạm vũ trụ Thiên Cung?

Phi hành gia Trung Quốc đang làm gì trên trạm vũ trụ Thiên Cung?

Các thí nghiệm tại trạm vũ trụ Thiên Cung được đài truyền hình nhà nước Trung Quốc CCTV tiết lộ trong một bản tin ngắn.

Đăng ngày: 06/09/2024
Mạng 4G Mặt trăng sẽ thử nghiệm lần đầu vào cuối năm nay

Mạng 4G Mặt trăng sẽ thử nghiệm lần đầu vào cuối năm nay

Sứ mệnh Artemis 3 của NASA sẽ bao gồm đưa người đổ bộ lên Mặt Trăng, và sử dụng công nghệ mạng di động 4G của Nokia để liên lạc giữa các thành viên.

Đăng ngày: 06/09/2024
Tiêu điểm
Khoa Học News