Thang điểm giúp chẩn đoán nguy cơ cao huyết áp

"Life's Simple 7" là thang điểm đánh giá nguy cơ tăng huyết áp, dựa trên 7 yếu tố gồm 4 chỉ số hành vi và 3 chỉ số sức khỏe.

Thang điểm do nhóm các nhà khoa học Đại học Y khoa Larner thuộc Đại học Vermont ở Burlington, công bố trên tạp chí của Hiệp hội Tim mạch Mỹ (AHA) hôm 16/9. Nhóm nghiên cứu cho rằng thực hiện theo 7 yếu tố này, bạn sẽ kiểm soát được huyết áp, đặc biệt giảm 6% nguy cơ tăng huyết áp khi bạn già đi.

Tiến sĩ Timothy B. Plante, tác giả chính của nghiên cứu, cho biết: "Huyết áp cao là một trong những bệnh phổ biến nhất tại Mỹ, gây ra gánh nặng tàn tật và giảm tuổi thọ nhiều nhất".

Để xây dựng thang "Life's Simple 7" (viết tắt là LS7), Plante và các cộng sự trong suốt 9 năm theo dõi gần 3.000 người trung niên da đen và da trắng, khởi đầu không mắc huyết áp cao.

Thang điểm đánh giá gồm 7 yếu tố, trong đó có 4 hành vi và 3 chỉ số sức khỏe.

Bốn hành vi sức khỏe gồm: cân nặng, tập luyện thể chất, chế độ ăn uống và thói quen hút thuốc lá. Các chuyên gia khuyến nghị giữ chỉ số khối cơ thể (BMI) trong khoảng 18,5- 24,9. Đây là ngưỡng cơ thể khỏe mạnh, bình thường.

BMI được tính bằng công thức: cân nặng (kg) / chiều cao (m) bình phương.

Đồng thời, cần tập luyện thể chất ít nhất 150 phút một tuần với cường độ vừa phải; hoặc 75 phút một tuần cường độ mạnh. Chế độ ăn tốt cho tim mạch là nhiều trái cây, rau quả, hạn chế muối, chất béo và đường.

Ba chỉ số sức khỏe đều liên quan đến tim mạch gồm: huyết áp, lượng LDL và đường huyết. Cụ thể, chỉ số huyết áp lý tưởng là 120/80, hoặc 130/80 mmHg.

Cholesterol là chất béo cần thiết cho cơ thể, được đánh giá cùng tình trạng hút thuốc, bệnh tiểu đường. LDL được hiểu như cholesterol xấu gây xơ vữa động mạch và các bệnh đe dọa tính mạng. Ngưỡng LDL cho phép tối đa là 190 mg/dL với người không mắc bệnh tim mạch trước đó.

Cuối cùng là mức đường huyết khi đói khoảng 100 mg/dL.

Thang điểm giúp chẩn đoán nguy cơ cao huyết áp
Một bệnh nhân đang được đo huyết áp ở Bang Vermont, Mỹ. (Ảnh: AP).

Tiến sĩ Plante giải thích, mỗi yếu tố được đánh giá ở 3 mức: kém (0 điểm), trung bình (1 điểm) và tốt (2 điểm). Thang LS7 được tính từ 0-14 điểm. Điểm càng cao, sức khỏe tim mạch của người đó càng lý tưởng.

Plante cho biết thêm: "Người có tổng điểm LS7 cao sẽ ít nguy cơ mắc bệnh huyết áp cao sau 10 năm. Mỗi điểm tăng cho thấy cải thiện đáng kể sức khỏe tim mạch".

Dựa theo 7 yếu tố "lối sống lành mạnh" này, mỗi người có thể chủ động tự thay đổi."Chúng tôi khuyến khích bệnh nhân thay đổi lối sống từng bước một. Ví dụ, người không bỏ hút thuốc lá hôm nay nhưng tập thể dục nhiều hơn, cũng là một cải thiện điểm LS7", tiến sĩ Plante nói.

Hiệp hội Tim mạch Mỹ AHA hy vọng người dân Mỹ sẽ tập trung vào "7 điều đơn giản" ở giới trẻ nhằm giảm nguy cơ mắc bệnh huyết áp cao sau này.

Tiến sĩ Donald Lloyd-Jones, Trưởng khoa Y học Dự phòng tại Đại học Northwestern, cho biết: "Đánh giá lối sống theo 7 yếu tố này ở tuổi trẻ và trung niên nhiều hơn, chúng ta có thể cải thiện mạnh mẽ tổng quan sức khỏe".

Các khuyến nghị điều chỉnh lối sống áp dụng cho tất cả mọi người, kể cả người không mắc huyết áp cao.

Loading...
TIN CŨ HƠN
3 kiểu ăn cơm cực tai hại mà người Việt cần phải từ bỏ ngay trước khi rước thêm bệnh cho mình

3 kiểu ăn cơm cực tai hại mà người Việt cần phải từ bỏ ngay trước khi rước thêm bệnh cho mình

Bệnh dạ dày là một trong những loại bệnh mà người Việt có tỉ lệ mắc nhiều nhất, phần lớn có liên quan đến thói quen ăn uống sai lầm.

Đăng ngày: 21/09/2020
Nhạc giao hưởng giúp giảm co giật do động kinh

Nhạc giao hưởng giúp giảm co giật do động kinh

Ðó là kết luận được các nhà khoa học Ý rút ra sau khi phân tích các nghiên cứu về lợi ích của việc nghe các tác phẩm của thiên tài soạn nhạc người Áo Wolfgang Amadeus Mozart đối với chứng động kinh.

Đăng ngày: 21/09/2020
Bốn loại thịt này ăn một miếng cũng độc khủng khiếp, người bán chưa chắc dám ăn

Bốn loại thịt này ăn một miếng cũng độc khủng khiếp, người bán chưa chắc dám ăn

Thịt là thực phẩm quen thuộc trong bữa cơm của một gia đình. Tuy nhiên khi mua, người tiêu dùng cần lưu ý 4 loại thịt dưới đây, nhất định phải tránh ăn.

Đăng ngày: 20/09/2020
Những căn bệnh di truyền ở con người đáng sợ và kinh khủng nhất từng được khoa học biết đến

Những căn bệnh di truyền ở con người đáng sợ và kinh khủng nhất từng được khoa học biết đến

Di truyền chuyển những đặc trưng sinh học từ một sinh vật thé hệ trước đến thế hệ sau và nó đồng nghĩa với di chuyển gene, gene thừa nhận mang thông tin sinh học.

Đăng ngày: 19/09/2020
Uống nước ngay khi vừa ăn xong hay đợi 30 phút sau: Nhiều người đang có thói quen sai lầm

Uống nước ngay khi vừa ăn xong hay đợi 30 phút sau: Nhiều người đang có thói quen sai lầm

Uống nước ngay sau khi ăn là thói quen vô cùng phổ biến. Thế nhưng, thói quen tưởng đơn giản này có thực sự tốt không hay lại gây ra những nguy cơ cho sức khỏe?

Đăng ngày: 19/09/2020
Nọc độc của rắn cạp nia nguy hiểm thế nào?

Nọc độc của rắn cạp nia nguy hiểm thế nào?

Nọc độc của rắn cạp nia tác động lên hệ thần kinh, làm tê liệt tứ chi, khiến nạn nhân rơi vào tình trạng suy hô hấp.

Đăng ngày: 19/09/2020
Michigan gồng mình chống bệnh hiếm giữa dịch Covid-19

Michigan gồng mình chống bệnh hiếm giữa dịch Covid-19

Sau nhiều tháng nỗ lực ngăn chặn đại dịch Covid-19, quan chức ở Michigan, Mỹ phải căng mình chống lại căn bệnh khác có khả năng gây tử vong cao hơn: viêm não ngựa miền Đông (EEE).

Đăng ngày: 19/09/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News