Thành phố cực bắc của Mỹ sắp chìm trong bóng tối 66 ngày

Từ tuần này cư dân ở thành phố Utqiagvik sẽ trải qua "đêm vùng cực", kéo dài 66 ngày không có ánh sáng Mặt trời.

Utqiagvik là thành phố ở cực bắc nước Mỹ, nơi ở của hơn 4.000 người. Thành phố thuộc bang Alaska có nhiều biệt danh, bao gồm "nóc nhà của thế giới" "điểm bắt đầu của biến đổi khí hậu". Từ tuần này, thành phố sẽ trải qua "đêm vùng cực" kéo dài 66 ngày. Không có ánh sáng Mặt trời, nhiệt độ tại đây sẽ giảm đáng kể. Utqiagvik có nhiệt độ thấp hơn 0 độ C vào 160 ngày trong năm. Theo đó lần tiếp theo Mặt trời mọc phía trên đường chân trời là ngày 22/1/2022.


Thành phố Utqiagvik nằm ở bang Alaska. (Ảnh: Bonnie Jo Mount/The Washington Post)

Cư dân ở Utqiagvik vẫn tiếp tục cuộc sống thường nhật không có ánh sáng Mặt trời. "Trời tối khi bạn về nhà vào buổi trưa. Bạn bật đèn pha vào buổi trưa để lái xe về nhà. Điều đó hơi khác một chút đối với phần lớn người dân ở 48 bang còn lại của Mỹ", Myron McCumber, chủ một nhà trọ trong thành phố, chia sẻ.

Phần lớn cư dân ở khu North Slope là người bản xứ Iñupiat, đã sinh sống ở vùng cực hàng nghìn năm. Trong lịch sử, người Iñupiat sống sót trong khí hậu khắc nghiệt nhờ săn cá voi, tuần lộc, hải tượng, hải cẩu và chim. Do giá rau củ quá cao, săn bắn vẫn đóng vai trò quan trọng trong đời sống ở Utqiagvik. Mỗi mùa xuân, cộng đồng ở địa phương lại tụ tập để kỷ niệm mùa đi săn cá voi thành công. Nhưng biến đổi khí hậu khiến săn bắn trở nên khó khăn hơn.

Năm 2017, nhiệt độ ở Utqiagvik tăng nhanh tới mức một thuật toán đánh giá dữ liệu "không thật" và xóa khỏi cơ sở dữ liệu của chính phủ. "Do băng trên biển không còn nhiều, chúng tôi không còn bắt gặp hải cẩu, hải tượng và gấu bắc cực nữa. Biến đổi khí hậu đang thay đổi mô hình di cư của động vật và chim chóc, tất cả tác động mạnh tới các thợ săn", Myron nói.

Phần lớn cư dân ở Utqiagvik sống tách biệt với quá trình thương mại hóa ở 48 bang còn lại. Cả thành phố có 4.500 cư dân nhưng chỉ có 5 nhà hàng.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Con sông hẹp nhất thế giới chỉ rộng vài centimet

Con sông hẹp nhất thế giới chỉ rộng vài centimet

Sông Hualai ở Trung Quốc, dài hơn 17km nhưng có chiều rộng trung bình chỉ 15 cm. Nơi hẹp nhất của nó chỉ rộng 4cm.

Đăng ngày: 02/07/2025
Bão tuyết là gì? Bão tuyết được hình thành như thế nào?

Bão tuyết là gì? Bão tuyết được hình thành như thế nào?

Bão tuyết là một hiện tượng đặc trưng bởi sức gió mạnh ít nhất là 56km/h và kéo dài trong một thời gian dài - thường là ba giờ hoặc hơn.

Đăng ngày: 28/06/2025
Những ứng dụng của kim loại Bạc từ quá khứ đến hiện tại

Những ứng dụng của kim loại Bạc từ quá khứ đến hiện tại

Bạc là một trong những kim loại linh hoạt nhất trên Trái đất, với sự kết hợp độc đáo giữa các công dụng như một kim loại quý và kim loại công nghiệp.

Đăng ngày: 26/06/2025
Vì sao trước khi mưa, mây thường có màu đen?

Vì sao trước khi mưa, mây thường có màu đen?

Lúc trời bắt đầu mưa, một trong những dấu hiệu nhận biết là khi nhìn lên trời, chúng ta sẽ mây có màu đen xám xịt.

Đăng ngày: 25/06/2025
Tại sao mây có nhiều màu sắc?

Tại sao mây có nhiều màu sắc?

Mây trên trời đa phần đều là màu trắng pha một chút xám, nhưng đôi khi cũng có những đám mây đủ màu như đen, hồng, tím, vàng, đỏ,... Màu sắc mây có được đều do mây phản chiếu lại ánh sáng mặt trời; đồng thời cũng có mối quan hệ chặt chẽ giữa thời gian hình thành, phạm vi phân bố, kích thước và thể thích của mây.

Đăng ngày: 23/06/2025
Bão

Bão "cyclone", bão "typhoon" và bão "tropical storm" có gì khác biệt?

Khi theo dõi thông tin về các cơn bão lớn trên thế giới, chúng ta thường thấy những cụm từ này. Vậy, chúng có gì khác biệt?

Đăng ngày: 23/06/2025
18 điều thú vị về Nam cực và Bắc cực

18 điều thú vị về Nam cực và Bắc cực

Là hai vùng Cực của Trái đất, nơi có khí hậu luôn lạnh giá, nhưng Nam Cực và Bắc Cực chứa đựng nhiều điều khác biệt.

Đăng ngày: 22/06/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News