Thành phố Vancouver, Canada chật vật xử lý 20.000 con ngỗng

Nhằm kiểm soát số lượng ngỗng đang phát triển mất kiểm soát, chính quyền thành phố Vancouver đang cân nhắc tiêu diệt khoảng 150 – 200 con ngỗng/năm.


Ngỗng hoang phát triển mạnh ở Vancouver. (Video: CBC)

Ủy ban Công viên Vancouver (VPB) thông qua kế hoạch quản lý ngỗng Canada mới, bao gồm biện pháp tiêu diệt hàng trăm con ngỗng mỗi năm, Phys.org hôm 17/5 đưa tin. Loài vật này được giới thiệu ở Vancouver từ cuối thập niên 1960 cho mục đích săn bắn và nhiều hoạt động khác. Quần thể ngỗng đã tăng từ 100 con lúc đầu lên hơn 20.000 con do nguồn cỏ và nước dồi dào, ít động vật ăn thịt tự nhiên như đại bàng và chó sói đồng cỏ, cũng như quy định hạn chế đi săn. Số lượng ngỗng quá đông đảo gây ra nhiều vấn đề cho thành phố và cư dân, dẫn tới số lượng cuộc gọi khẩn cấp tăng lên.

Theo kết quả nghiên cứu, ngỗng ăn thực vật quan trọng ở vùng cửa sông Fraser. Đó là môi trường quan trọng với cá hồi non, giúp bảo vệ đất khỏi xói mòn. Khi số lượng ngỗng tăng cao, cây cối không còn cơ hội mọc lại. "Những tác động chủ yếu của ngỗng bao gồm phá hủy cơ sở hạ tầng và hệ sinh thái nhạy cảm như đường bờ biển và thực vật bản xứ. Mật độ phân cao bao phủ bãi biển, lối đi bộ và thảm cỏ, ảnh hưởng đến việc sử dụng không gian xanh trên khắp thành phố", báo cáo của VPB cho biết.

Thành phố Vancouver, Canada chật vật xử lý 20.000 con ngỗng

Theo nhà chức trách, các phương pháp kiểm soát ngỗng hiện nay chủ yếu tập trung tráo trứng triệt sản vào tổ ngỗng không đủ hiệu quả do chi phí cao và tổ ngỗng thường khó tiếp cận. Chính quyền thành phố đề xuất giảm số lượng ngỗng thông qua tiêu diệt nhằm ổn định quần thể trong 5 - 10 năm. Việc tiêu diệt sẽ cần giấy phép từ Cơ quan Động vật hoang dã Canada. Báo cáo của VPB không nêu số lượng ngỗng cụ thể sẽ bị giết mỗi năm, nhưng đề xuất rơi vào khoảng 150 - 200 con.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Vua sư tử mới có thể sống yên bình sau khi đánh bại vua sư tử cũ không?

Vua sư tử mới có thể sống yên bình sau khi đánh bại vua sư tử cũ không?

Sư tử và hổ đều là những con mèo lớn, nhưng hổ quen sống một mình, trong khi sư tử là động vật xã hội và chúng sống trong bầy đàn.

Đăng ngày: 19/05/2023
Liệu con người có thể diệt trừ hoàn toàn loài chuột không?

Liệu con người có thể diệt trừ hoàn toàn loài chuột không?

Chuột là loài gặm nhấm phổ biến trong đời sống con người, tuy có kích thước nhỏ nhưng chúng có khả năng sinh tồn và khả năng thích ứng mạnh mẽ.

Đăng ngày: 18/05/2023
Bí ẩn về những dấu tay trong

Bí ẩn về những dấu tay trong "hang động của quái vật" giữa Sahara

Theo một nghiên cứu từ Đại học Tự do Brussels (Bỉ), những dấu vết hình bàn tay trong hang đá Wadi Sura II ở Sahara không phải của con người.

Đăng ngày: 18/05/2023
Hổ mang chúa Nam Phi nuốt chửng rắn chỉ trong vài phút

Hổ mang chúa Nam Phi nuốt chửng rắn chỉ trong vài phút

Hổ mang Nam Phi, một trong những loài rắn nguy hiểm nhất châu Phi với nọc độc chết chóc, nuốt chửng con mồi chỉ trong vòng vài phút.

Đăng ngày: 17/05/2023
Bộ răng khoẻ mạnh nhờ cách tiêu hóa thức ăn của động vật nhai lại

Bộ răng khoẻ mạnh nhờ cách tiêu hóa thức ăn của động vật nhai lại

Động vật nhai lại như bò đã phát triển một cách tiêu hóa thức ăn khác thường.

Đăng ngày: 17/05/2023
Vén màn bí ẩn tuyệt chiêu giăng

Vén màn bí ẩn tuyệt chiêu giăng "thiên la địa võng" săn đủ loài động vật của loài nhện khổng lồ Nephila

Thời điểm tốt nhất để du khách có thể gặp nhiều nhện nhất ở Nam Phi đó là khoảng thời gian từ tháng 11 - tháng 3 trong năm.

Đăng ngày: 17/05/2023
Những loài vật có thể tiết chất gây ảo giác

Những loài vật có thể tiết chất gây ảo giác

Cóc sa mạc, ếch khỉ, kiến gặt, cá mơ có thể tiết ra chất gây ảo giác trong nọc độc khiến kẻ thù tê liệt.

Đăng ngày: 16/05/2023
Tiêu điểm
Khoa Học News