Thành tựu lịch sử: Thế giới vừa có vắc xin chống sốt rét đầu tiên dành cho trẻ em

Tổ chức Y tế Thế giới cho biết họ đang khuyến nghị sử dụng rộng rãi loại vắc xin sốt rét đầu tiên và duy nhất cho trẻ em ở khu vực châu Phi cận Sahara và những nơi có tỷ lệ mắc sốt rét trung bình đến cao trên toàn cầu.

Theo WHO, khuyến nghị này được đưa ra dựa vào két quả thử nghiệm tiêm chủng đang diễn ra tại các phòng khám ở Ghana, Kenya và Malawi. Chương trình này được triển khai vào năm 23019 và đã tiếp cận 800.000 trẻ em. Nó chứng minh rằng vắc xin RTS,S/AS01, còn được biết với cái tên Mosquirix, an toàn, tiết kiệm chi phí và khả thi trong việc giảm đáng kể tỷ lệ tử vong trên trẻ em mắc sốt rét.

Thành tựu lịch sử: Thế giới vừa có vắc xin chống sốt rét đầu tiên dành cho trẻ em
Vắc xin này giúp bảo vệ sức khỏe trẻ em và kiểm soát bệnh sốt rét.

Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus nói: "Đây là khoảnh khắc lịch sử. Vắc xin phòng bệnh sốt rét trên trẻ em đã được mong đợi từ lâu và là bước đột phá cho khoa học, bảo vệ sức khỏe trẻ em và kiểm soát bệnh sốt rét".

Theo ông Ghebreyesus, vắc xin kết hợp với các công cụ hiện có nhằm ngăn ngừa sốt rét có thể cứu mạng hàng chục nghìn trẻ em mỗi năm. Đây là loại vắc xin được tiêm 4 liều, cho trẻ từ 5 tháng tuổi trở lên. Nó có thể chống lại dạng sốt rét nguy hiểm nhất được gọi với tên khoa học là Plasmodium falciparum.

Sốt rét là bệnh truyền nhiễm thông qua vật trung gian là muỗi. Theo WHO, mặc dù có thể phòng ngừa và điều trị nhưng đây vẫn là một trong những nguyên nhân chính trên trẻ em ở vùng cận Sahara. Mỗi năm, có 260.000 trẻ em châu Phi dưới 5 tuổi tử vong vì sốt rét.

Theo các nhà khoa học, vắc xin hoạt động bằng cách ngăn chặn ký sinh trùng sốt rét trưởng thành và sinh sôi trong gan người bệnh trước khi đi theo máu lan khắp cơ thể và gây ra triệu chứng. Các thử nghiệm lâm sàng cho thấy vắc xin có thể giảm tới 40% nguy cơ tử vong trên trẻ sơ sinh trong độ tuổi từ 5-17 tháng mắc sốt rét. Tuy nhiên, tác dụng của vắc xin giảm dần theo thời gian.

Dẫu vậy WHO vẫn tỏ ra vui mừng khi có một công cụ tốt, được phát triển bởi chính các nhà khoa học châu Phi để giải quyết vấn đề nhức nhối tại châu lục này. Nhà sản xuất dược GlaxoSmithKline của Anh và Quỹ Bill và Melinda Gates cũng được nhắc tên nhờ tài trợ kinh phí và tạo điều kiện cho sản xuất vắc xin sốt rét.

"Với vắc xin RTS,S/AS01, hành trình phát triển 30 năm cuối cùng cũng thu được thành quả, tạo ra thay đổi bước ngoặt với sức khỏe cộng đồng. Chúng ta vẫn còn một chặng đường dài để đi nhưng đây là một bước tiến lớn trên chặng đường đó", WHO nhận định.

Matshidiso Moeti, Giám đốc WHO khu vực châu Phi, cho biết: "Trong nhiều thế kỷ, bệnh sốt rét đã đeo báo châu Phi vùng cận Sahara, gây nhiều đau khổ cho mọi người. Chúng tôi đã hy vọng từ lâu về một loại vắc xin chống sốt rét và lần đầu tiên chúng tôi đã có một loại vắc xin được khuyến nghị sử dụng rộng rãi như vậy".

Theo ông Moeti, việc WHO chính thức khuyến nghị sử dụng vắc xin chống sốt rét sẽ mang lại tia hy vọng cho châu Phi, lục địa chịu nhiều tác động nặng nề nhất của sốt rét. Nhiều trẻ em châu Phi cũng có cơ hội được bảo vệ trước sốt rét và có thể lớn lên trở thành người khỏe mạnh thay vì thiệt mạng khi chỉ vài tháng tuổi.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Các nhà khoa học điều chế chất độc tự nhiên làm thuốc chữa bệnh

Các nhà khoa học điều chế chất độc tự nhiên làm thuốc chữa bệnh

Các nhà khoa học đang tách chất độc trong tự nhiên để tìm hiểu cơ chế hoạt động của những thành phần phân tử trong đó.

Đăng ngày: 04/10/2021
Nghiên cứu mới khẳng định con người có thể

Nghiên cứu mới khẳng định con người có thể "bất tử" về mặt lý thuyết

Các chuyên gia khẳng định trong vòng một thế kỷ tới, sẽ xuất hiện cá nhân đầu tiên chạm ngưỡng 130 tuổi.

Đăng ngày: 04/10/2021
So sánh hàm lượng dinh dưỡng của trứng gà, trứng vịt, trứng cút... loại nào bổ dưỡng nhất?

So sánh hàm lượng dinh dưỡng của trứng gà, trứng vịt, trứng cút... loại nào bổ dưỡng nhất?

Cùng tìm hiểu sự khác nhau về hàm lượng dinh dưỡng giữa các loại trứng gia cầm.

Đăng ngày: 02/10/2021
Điều gì xảy ra khi bàn chân tê như kim châm?

Điều gì xảy ra khi bàn chân tê như kim châm?

Đôi khi chúng ta ngồi vắt chéo chân vì đó là tư thế yêu thích. Nhưng sau một thời gian bạn sẽ thấy cảm giác tê chân và khi sờ vào giống như có cảm giác kim châm. Vì sao lại như vậy?

Đăng ngày: 01/10/2021
Tắm nước đá có thực sự giúp cải thiện phục hồi cơ bắp?

Tắm nước đá có thực sự giúp cải thiện phục hồi cơ bắp?

Liệu pháp " ngâm nước lạnh", thường được gọi là "tắm nước đá" thường được các vận động viên chuyên nghiệp sử dụng sau các sự kiện thể thao.

Đăng ngày: 30/09/2021
Chuyên gia trị liệu Mỹ hướng dẫn cách cải thiện giấc ngủ, củng cố sức khỏe cảm xúc

Chuyên gia trị liệu Mỹ hướng dẫn cách cải thiện giấc ngủ, củng cố sức khỏe cảm xúc

Những thói quen mà bạn nên làm trước khi ngủ để có một đêm ngon giấc và cải thiện giấc ngủ của mình.

Đăng ngày: 29/09/2021
Hải sản để bao lâu thì dứt khoát phải vứt bỏ? Giải đáp của bác sĩ sẽ khiến bạn bất ngờ!

Hải sản để bao lâu thì dứt khoát phải vứt bỏ? Giải đáp của bác sĩ sẽ khiến bạn bất ngờ!

Sau khi mua hải sản, nhiều người vẫn chưa biết nên sử dụng trong bao lâu để tận dụng được hết dinh dưỡng từ chúng và tránh gây hại. Dưới đây là giải đáp của bác sĩ.

Đăng ngày: 29/09/2021
Tiêu điểm
Khoa Học News