Thay đổi khí hậu làm tăng bệnh dịch hạch

Vi khuẩn Yersinia pestis (Ảnh: zkea.com)

Thay đổi khí hậu có thể dẫn tới sự xuất hiện của ngày càng nhiều ổ bệnh dịch hạch ở con người, một nghiên cứu mới đây phát hiện.

Nhóm các nhà nghiên cứu quốc tế, tập trung nghiên cứu ở Kazakhstan, đã phát hiện khi các mùa xuân ấm áp và mùa hè ẩm ướt hơn, các vi khuẩn gây ra những căn bệnh chết người này trở nên dễ lây lan hơn.

Vi khuẩn Yersinia pestis được cho là đã gây bệnh dịch hạch giết chết hơn 20 triệu người vào thời Trung cổ. Theo các nhà nghiên cứu, căn bệnh này thường gặp ở loài gặm nhấm.

Theo các nhà khoa học Na Uy, vùng sa mạc Trung Á được biết là ổ bệnh dịch hạch tự nhiên do đây là nơi sinh sôi nguyên thủy của loài chuột nhảy lớn (Rhombomys opimus) - động vật ký sinh ban đầu của dịch hạch. Bệnh lây lan nhanh thông qua loài động vật ký sinh này và loài bọ chét hay gặp ở chuột nhảy.

Loài chuột nhảy lớn - Rhombomys opimus (Ảnh: blueyonder)

Bọ chét sinh sôi nhanh khi nhiệt độ vượt quá 10 độ C, và mùa xuân ấm áp là mùa lý tưởng để loài động vật ký sinh này phát triển. Bệnh dịch hạch lây từ người sang người qua các vết bọ chét cắn.

Sự thuận lợi của khí hậu đã dẫn đến gia tăng số lượng loài côn trùng này, hậu quả là nguy cơ lan truyền bệnh dịch hạch lớn hơn. Nghiên cứu cho thấy nhiệt độ chỉ cần tăng 1 độ C vào mùa xuân cũng đủ dẫn đến tăng 59% căn bệnh này.

Theo thống kê, mỗi năm có trên 3.000 trường hợp người nhiễm bệnh dịch hạch được báo cáo ở châu Á, các khu vực của châu Phi, Mỹ và Nam Mỹ.

Nhóm nghiên cứu hy vọng phát hiện này sẽ giúp nhà chức trách các nước có các biện pháp hạn chế nguy cơ bùng phát các ổ dịch trong tương lai. Phát hiện cũng đã giúp làm sáng tỏ sự bùng phát của 2 ổ dịch hạch lớn nhất thế giới: ổ dịch hạch thế kỷ 14 (thời Trung cổ) và ổ dịch hạch tại châu Á trong thế kỷ 19 làm hàng chục triệu người thiệt mạng. Các phân tích cho thấy thời tiết giai đoạn đó ẩm ướt hơn và ấm hơn.


Người bị hạch do nhiễm vi khuẩn Yersinia pestis (Ảnh: bepast.org)

T.VY

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Thuốc lá điện tử là gì? Nó chứa gì bên trong?

Thuốc lá điện tử là gì? Nó chứa gì bên trong?

Cách đây không lâu một nghiên cứu do Đại học Havard với sự tài trợ từ chính phủ Mỹ đã kết luận 75% trong số 51 loại tinh dầu thuốc lá điện tử có chứa diacetyl, một loại chất gây bệnh viêm phổi tắc nghẽn.

Đăng ngày: 01/07/2025
Ăn rắn độc coi chừng ngộ độc

Ăn rắn độc coi chừng ngộ độc

Nhiều người cho rằng ăn thịt và uống rượu rắn độc sẽ mang lại nhiều lợi ích sức khỏe. Thực tế, về mặt sinh học, trong thịt và xương rắn luôn có độc tố và chúng có thể gây hại cho thực khách.

Đăng ngày: 30/06/2025
20 tác dụng thú vị của chanh tươi

20 tác dụng thú vị của chanh tươi

Chanh là loại quả có rất nhiều công dụng trong cuộ sống: làm gia vị, pha nước, làm đẹp... được con người sử dụng hàng ngày. Ngoài ra chanh tươi còn có rất nhiều những công dụng rất thú vị khác mà ít người biết tới: chữa đau răng, diệt cỏ dại, đuổi kiến...

Đăng ngày: 30/06/2025
Người bị rắn độc cắn trăm lần không chết

Người bị rắn độc cắn trăm lần không chết

Một nhà khoa học nghiệp dư Mỹ tuyên bố miễn dịch với nọc của các loài rắn cực độc sau thời gian dài thực nghiệm cho rắn độc cắn vào người hơn 160 lần.

Đăng ngày: 29/06/2025
Những điều cần chú ý khi ăn mỳ ăn liền

Những điều cần chú ý khi ăn mỳ ăn liền

Kiểu ăn "mỳ úp" rất quen thuộc trong các gia đình cần thay đổi nếu bạn muốn đảm bảo sức khỏe.

Đăng ngày: 29/06/2025
10 điều bạn cần biết về đậu phụ

10 điều bạn cần biết về đậu phụ

Đậu phụ tốt hay không tốt cho sức khỏe của bạn còn tùy thuộc vào hàm lượng bạn tiêu thụ.

Đăng ngày: 28/06/2025
12 nguồn đạm thực vật tuyệt vời thay thế đạm động vật

12 nguồn đạm thực vật tuyệt vời thay thế đạm động vật

Chất đạm được xem là nền tảng của cuộc sống do nó là dưỡng chất tạo thành các axít amin thúc đẩy sự phát triển và phục hồi của tế bào.

Đăng ngày: 28/06/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News