Thế giới đang bị đe dọa bởi nắng nóng cực đoan, nguyên nhân tại sao?

Nhiều quốc gia trên thế giới đang phải hứng chịu tháng nắng nóng kỷ lục, thậm chí tới "mức cực đoan" và dự kiến sẽ còn kéo dài trong nhiều tháng.

Nhiều quốc gia trên thế giới đang trải qua chuỗi ngày nắng nóng kỷ lục. Theo Livescience, có tới một nửa số bang ở Mỹ đang ghi nhận mức nhiệt không chỉ cao vào ban ngày, mà còn trải qua những đêm tháng 6 oi bức chưa từng có.

Theo đó, tại sân bay quốc tế Portland, bang Oregon - Mỹ, nhiệt độ tăng lên 44,4 độ C vào ngày 27/6, con số kỷ lục kể từ khi dữ liệu nhiệt bắt đầu được thu thập tại đây vào năm 1940, Cơ quan Thời tiết quốc gia Mỹ (NWS) cho biết.

Trong khi đó theo The New York Times, một "vòm nhiệt" đang bao phủ toàn bộ vùng Tây Bắc Thái Bình Dương khiến nhiệt độ vượt ngưỡng 37,7 độ C. Đây được xem là "mức cực đoan" đối với một khu vực vốn dĩ xa lạ với tiết hè oi bức và hệ thống điều hòa.


Bên trong một điểm trú nắng ở TP Portland, bang Oregon (Mỹ) vào ngày 27/6.

Mỹ không phải là quốc gia duy nhất đang đón nhận đợt nắng nóng cực đoan kéo dài. Ngay cả tại Moscow (Nga) cũng đang phải hứng chịu tháng 6 nắng nóng kỷ lục kể từ năm 1901.

Cùng lúc đó, Canada cũng ghi nhận mức nhiệt cao kỷ lục sau khi nhiệt độ khu vực Lytton, tỉnh British Columbia, vượt mốc 46,1 độ C - cao hơn 1,1 độ C so với kỷ lục trước đó tại tỉnh Saskatchewan vào năm 1937.

Tại Mexico, mức nhiệt cao kỷ lục trong tháng 6 được ghi nhận ở thành phố Mexicali, bang Baja California, khi nhiệt kế chạm mốc 51,4 độ C, gần bằng mức kỷ lục mọi thời đại trên khắp cả nước. Ở Siberia, nhiệt độ mặt đất ở Siberia có lúc chạm mốc 47,8 độ C.

Tại khu vực Trung Á, nắng nóng kỷ lục và hạn hán đang gây ra tình trạng thiếu nước và mất mùa trầm trọng tại nhiều quốc gia. Nhiệt độ đo được tại thủ đô Tashkent (Uzbekistan) vào ngày 6/6 là 42,6 độ C - cao hơn 4,1 độ C so với kỷ lục trước đó đối với riêng ngày này vào năm 1811.

Thủ đô Ashgabat (Turkmenistan) cũng đang trải qua tháng 6 với nhiệt độ có ngày lên đến 45 độ C trong khi mùa hè chỉ mới bắt đầu. Thông thường, tháng 7 và tháng 8 mới là thời điểm nóng nhất trong năm của Ashgabat nói riêng và Trung Á nói chung. Nhưng giờ đây, mọi thứ dường như đang đảo lộn.

Tại sao thời tiết ngày càng nóng hơn, khô hơn?


Tình trạng nóng lên ở các quốc gia phương Tây được thúc đẩy bởi hiện tượng El Niña.

Theo Scott Handel, nhà khí tượng học tại Cơ quan Khí quyển và Đại dương Quốc gia (NOAA), tình trạng nóng lên ở các quốc gia phương Tây được thúc đẩy bởi hiện tượng El Niña (hay còn gọi là La Niña).

Đây là dạng hiện tượng thời tiết trái ngược lại với hiện tượng El Niño (còn được gọi là Anti-El Nino, và đã diễn ra trong suốt mùa đông 2020-2021. Theo các nhà khoa học, hiện tượng El Niña thường xảy ra ngay sau khi El Niño kết thúc.

Những tác động dễ thấy của El Niña đó là gây nhiều cơn bão trên vùng biển Đại Tây Dương, nhưng lại giảm nguy cơ bão ở Thái Bình Dương. Ở Mỹ, nhiệt độ mùa đông ấm hơn mức thông thường ở vùng Đông Nam bán cầu và lạnh hơn ở vùng Tây Bắc. Nhiệt độ hạ xuống thấp đáng kể nên sẽ gây ra những trận rét đậm rét hại cho khu vực chịu ảnh hưởng.

Tuy nhiên trong suốt khoảng thời gian diễn ra El Niña, nhiệt độ bề mặt ở phía đông Thái Bình Dương lạnh hơn bình thường, điều này có xu hướng thúc đẩy thời tiết khô hơn ở phía Tây bán cầu. Điều đáng nói là khu vực này vốn đã quá quen với kiểu thời tiết khô nóng, hạn hán.


Hiện tượng El Niña xảy ra trung bình từ 3 đến 5 năm một lần gây ảnh hưởng đến thời tiết toàn cầu.

Connie Woodhouse, một nhà nghiên cứu về khí tượng học tại Đại học Arizona cho rằng có nhiều yếu tố đã khiến một khu vực bán cầu rộng lớn, vốn đã bị hạn hán kéo dài, sẽ tiếp tục bị đẩy đến "bờ vực" do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.

"Theo tính toán của chúng tôi, ngay cả khi loại bỏ xu hướng ấm lên toàn cầu, thì khu vực sẽ vẫn ở trong tình trạng hạn hán tồi tệ. Đây có thể sẽ là một trong những trận hạn hán tồi tệ nhất trong 400 năm qua", Woodhouse cho biết.

Những tác động tiêu cực tới toàn cầu

Theo bản thảo báo cáo của Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi khí hậu (IPCC) thuộc Liên Hiệp Quốc dự kiến được công bố vào tháng 2/2022, nếu nhiệt độ trung bình trên trái đất tăng thêm 1,5 độ C - tức thêm 0,4 độ C so với mức hiện tại, 14% dân số thế giới sẽ hứng chịu những đợt nắng nóng cực đoan ít nhất 5 năm/lần.

Nếu nhiệt độ tăng thêm 2 độ C, sẽ có thêm 1,7 tỉ người bị đe dọa, báo cáo khẳng định. Thế giới từng chứng kiến hậu quả thảm khốc của nắng nóng gay gắt ở những ngưỡng nhiệt thấp hơn nhiều. Tính riêng năm 2019, theo Viện Đo lường và Đánh giá sức khỏe (IHME), thế giới có hơn 300.000 người thiệt mạng vì những vấn đề liên quan đến nhiệt.

Gina Palma, một nhà khí tượng học tại Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, cho biết tác động tức thời của hạn hán sẽ làm gia tăng nguy cơ cháy rừng sớm hơn từ 2 đến 4 tuần. Được biết, "nhiên liệu" cho các đám cháy rừng trong tự nhiên như cây xô thơm, cây bách xù và cây thông pinyon ở Mỹ đang bị "sấy khô" sớm hơn bình thường, và có thể đối mặt nguy cơ bốc cháy bất cứ lúc nào.

Hạn hán kéo dài cũng làm tăng nhu cầu sử dụng nước của cá nhân nói riêng và ngành nông nghiệp nói chung (vốn đã chiếm từ 80% đến 90% tổng lượng nước tiêu thụ ở các quốc gia phương Tây, theo USDA). Điều này đặt ra câu hỏi về việc các khu vực chịu ảnh hưởng sẽ thích ứng như thế nào trong tương lai.

"Chừng nào cuộc sống vẫn còn ở phía tây Bắc Mỹ, con người sẽ bị hạn chế bởi nguồn nước sẵn có. Khi nước ngày càng ít đi, chúng tôi sẽ phải thay đổi lối sống, nhằm tìm cách sử dụng ít nước hơn", Park Williams, một nhà khí hậu học tại UCLA cho biết.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?

Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không nóng ẩm quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

Đăng ngày: 09/05/2025
6 hiện tượng thiên nhiên tuyệt đẹp chỉ có vào mùa đông

6 hiện tượng thiên nhiên tuyệt đẹp chỉ có vào mùa đông

Sấm tuyết, hoa sương đá, sương băng cứng... là những hiện tượng thiên nhiên kỳ thú đến không ngờ.

Đăng ngày: 08/05/2025
Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?

Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?

Do không có phương tiện dự báo thời tiết nên cha ông ta nhận biết dấu hiệu của bão bằng cách quan sát tự nhiên.

Đăng ngày: 03/05/2025
Hiện tượng băng tan để lại những hậu quả nặng nề như thế nào?

Hiện tượng băng tan để lại những hậu quả nặng nề như thế nào?

Hiện nay bên cạnh việc đối mặt với sự ô nhiễm trầm trọng của môi trường hay hiện tượng hiệu ứng nhà kính… thì Trái Đất của chúng ta còn đang phải đối mặt với một hiện tượng đáng lo ngại nữa đó chính là hiện tượng băng tan ở cả 2 cực (Bắc cực và Nam cực).

Đăng ngày: 30/04/2025
7 điều ít biết về cầu vồng

7 điều ít biết về cầu vồng

Hai người cùng quan sát không thể nhìn thấy sắc màu giống nhau từ cùng một chiếc cầu vồng hay có thể dùng kính phân cực để làm "cầu vồng" biến mất, là hai trong số nhiều điều thú vị về hiện tượng thiên nhiên đẹp mắt này.

Đăng ngày: 29/04/2025
Cầu vồng chỉ xuất hiện sau mưa mùa hè?

Cầu vồng chỉ xuất hiện sau mưa mùa hè?

Sau những cơn mưa rào vào mùa hè, trên nền trời thường xuất hiện một dải cầu vồng với bảy sắc màu: đỏ, da cam, vàng, lục, lam, chàm tím được tạo nên bởi ánh sáng mặt trời bị khúc xạ từ những hạt nước.

Đăng ngày: 28/04/2025
Lý giải hiện tượng cầu vồng trắng

Lý giải hiện tượng cầu vồng trắng

Cầu vồng trắng được tạo ra khi ánh sáng Mặt Trời chiếu vào những giọt nước nhỏ trong lớp sương mù ở góc độ phù hợp.

Đăng ngày: 27/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News