Thành phố đang nóng kỷ lục 52 độ C, quá mức con người có thể chịu đựng

Một thành phố ở Pakistan đang là nơi nóng nhất thế giới với mức nhiệt độ lên tới 52 độ C, trong khi chỉ một số ít người dân có điều hòa nhiệt độ.

Mức nhiệt độ này còn cao hơn đợt sóng nhiệt diễn ra ở Ấn Độ và Pakistan năm 2015, khiến hơn 4.000 người chết.

Thành phố đang nóng kỷ lục 52 độ C, quá mức con người có thể chịu đựng
Người dân sống ở Jacobabad phải làm đủ mọi cách để có thể sinh tồn trong nắng nóng.

Thành phố Jacobabad ở tỉnh Sindh, Pakistan đang là nơi có mức nhiệt độ cao kỷ lục, kết hợp với độ ẩm cao khiến bầu không khí vượt quá ngưỡng con người có thể chịu đựng, một chuyên gia nói trên tờ Telegraph.

Thành phố có khoảng 200.000 người nhưng chỉ một số ít cư dân có điều hòa. Nhưng tình trạng mất điện xảy ra khá thường xuyên, nên điều hòa cũng vô dụng.

Một cư dân nói: “Khi trời nóng như vậy, đứng yên một chỗ cũng không thể”.

Một chủ cửa hàng tên Abdul Baqi nói: “Rất khó để sinh tồn khi nhiệt độ vượt mức 50 độ C. Mọi người không dám ra khỏi nhà, đường phố vắng lặng”.

Thành phố đang nóng kỷ lục 52 độ C, quá mức con người có thể chịu đựng
Jacobabad đang là thành phố nóng nhất thế giới.

Sự kết hợp giữa nhiệt độ và độ ẩm cao khiến Jacobabad trở thành một trong hai nơi có bầu không khí vượt ngưỡng chịu đựng của con người, Tom Matthews, giảng viên khoa học khí hậu tại Đại học Loughborough, Anh, nói.

Thành phố Jacobabad nằm ở vùng Indus Valley đang là nơi trải qua thời tiết khắc nghiệt nhất, là trung tâm của nắng nóng tột độ, Matthews nói.

Matthews nhấn mạnh rằng, nhiệt độ cao kỷ lục cũng thường được ghi nhận ở Trung Đông, như tại Qatar và các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE), nhưng điều hòa được lắp đặt ở khắp nơi khiến hai quốc gia này trở nên dễ sống hơn rất nhiều.

Ở Jacobabad, người dân vật lộn để sinh tồn với mức thu nhập chỉ chưa tới 3 USD/ngày.

Để đối phó với nắng nóng, các khu chợ địa phương bán rất nhiều đá lạnh, quạt và máy làm mát công nghệ thấp tạo ra một làn sương mát dịu.

Người dân cũng làm nguội cơ thể bằng cách nhảy xuống những ao nước gần nhất. Trú chân dưới bóng râm là điều vô dụng ở Jacobabad vì không khí nóng ẩm.

Một quan chức địa phương nói: “Người dân đã quen với cái nóng, họ có thể chịu đựng được”.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN

"Tòa nhà" chọc trời tự phân hủy giúp phục hồi rừng

Kiến trúc sư Italy nêu ý tưởng xây một cấu trúc lớn từ đất, hạt giống và chất dinh dưỡng đặt giữa khu rừng bị lửa tàn phá.

Đăng ngày: 30/06/2021
Có gì thú vị tại bãi biển Wadden

Có gì thú vị tại bãi biển Wadden "biến mất" 2 lần 1 ngày ở Hà Lan?

Không chỉ có những chiếc cối xay gió khổng lồ, những ngôi làng cổ xinh đẹp, Hà Lan còn có một điểm đến hút khách khác là bãi biển Wadden.

Đăng ngày: 30/06/2021
Đập thủy điện lớn thứ hai Trung Quốc lần đầu phát điện

Đập thủy điện lớn thứ hai Trung Quốc lần đầu phát điện

Nhà máy thủy điện Bạch Hạc Than khổng lồ đặt tại thượng nguồn sông Dương Tử lần đầu tiên phát điện. Đây là dự án thủy điện lớn thứ 2 Trung Quốc, sau thủy điện Đập Tam Hiệp.

Đăng ngày: 29/06/2021
Đám mây bụi bay 1.000km từ châu Phi tới châu Âu

Đám mây bụi bay 1.000km từ châu Phi tới châu Âu

Hàng chục triệu tấn bụi bị cuốn đi từ sa mạc Sahara mỗi năm, có thể làm giảm chất lượng không khí nhưng cũng có lợi cho hệ sinh thái.

Đăng ngày: 29/06/2021
Những cột đá tự nhiên kỳ lạ ở đất nước của băng và lửa

Những cột đá tự nhiên kỳ lạ ở đất nước của băng và lửa

Iceland - vùng đất kỳ diệu của băng và lửa có hàng nghìn cột đá bazan đẹp nhất thế giới và là điểm tham quan hút khách du lịch.

Đăng ngày: 25/06/2021
Tòa nhà 12 tầng tại Mỹ đổ sập kinh hoàng khiến hơn 100 người chết, bị thương và mất tích

Tòa nhà 12 tầng tại Mỹ đổ sập kinh hoàng khiến hơn 100 người chết, bị thương và mất tích

Một tòa nhà ở thị trấn ven biển tại Miami, bang Florida, Mỹ bất ngờ đổ sập vào sáng 24/6 khiến ít nhất 1 người thiệt mạng, 11 người bị thương và gần 100 người mất tích.

Đăng ngày: 25/06/2021
Trung Quốc thử nghiệm chôn rác thải hạt nhân dưới sa mạc

Trung Quốc thử nghiệm chôn rác thải hạt nhân dưới sa mạc

Trung Quốc tiến hành xây phòng thí nghiệm ở độ sâu hơn 500 m bên dưới sa mạc Gobi để tìm địa điểm đổ rác thải hạt nhân phù hợp.

Đăng ngày: 25/06/2021
Tiêu điểm
Khoa Học News