Thế giới thở phào khi khối pin 2,6 tấn bốc cháy trong bầu khí quyển

Đúng như dự đoán, khối pin Expose Pallet 9 (EP9) từ ISS đã đi vào bầu khí quyển Trái đất cuối tuần qua.

EP9 nặng 2630kg đã được thả khỏi Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) vào năm 2021 và đã bay quanh quỹ đạo hành tinh của chúng ta kể từ đó. Rất có thể nó đã cháy hoàn toàn trong bầu khí quyển, nhưng không loại trừ khả năng các nguyên tố riêng lẻ đã chạm tới bề mặt hành tinh.

Thế giới thở phào khi khối pin 2,6 tấn bốc cháy trong bầu khí quyển
EP9 dường như đã bị bốc cháy hoàn toàn trước khi chạm xuống bề mặt Trái đất.

Phát ngôn viên Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Quốc gia Mỹ (NASA) Sandra Jones cho biết cơ quan này “đã tiến hành phân tích kỹ lưỡng” các mảnh vỡ nằm trong EP9 và kết luận rằng nó đi vào bầu khí quyển Trái đất một cách an toàn. Cần lưu ý rằng đây là vật thể nặng nhất từng bị thả ra khỏi trạm ISS, nó di chuyển vào bầu khí quyển khi bay giữa Mexico và Cuba. Theo Sandra Jones, NASA tin rằng không có bộ phận nào còn tồn tại sau khi đi vào bầu khí quyển.

Cơ quan Vũ trụ Châu Âu (ESA) cũng theo dõi đường bay của EP9. Trong một tuyên bố được đưa ra vào đầu tuần trước, ESA cho biết khả năng một số mảnh vụn không gian sẽ không bốc cháy trong bầu khí quyển, tuy nhiên việc rơi trúng con người là “rất thấp”. Đồng thời, ESA thừa nhận “một số bộ phận có thể rơi xuống Trái đất”. Theo ước tính của nhà vật lý thiên văn Jonathan McDowell, khoảng 500 kg mảnh vụn đã rơi xuống bề mặt Trái đất.

Theo ESA, nguy cơ một số mảnh vụn không gian rơi trúng người thấp hơn khoảng 65.000 lần so với nguy cơ bị sét đánh. Rất có thể, xác suất xảy ra kết quả như vậy thực sự là cực kỳ nhỏ, đó là lý do tại sao ISS đã thả khối pin nặng hơn 2,6 tấn ra ngoài không gian vào ngày 11/3/2021. Kể từ đó, pin đã qua sử dụng vẫn còn ở trên quỹ đạo Trái đất, quay quanh hành tinh 90 phút/lần. Việc tiếp xúc với bầu khí quyển mỏng ở quỹ đạo Trái đất thấp dần dần làm chậm tốc độ của khối cho đến khi trọng lực cuối cùng kéo nó trở lại bầu khí quyển trong tuần qua.

Thế giới thở phào khi khối pin 2,6 tấn bốc cháy trong bầu khí quyển
Mặc dù vậy, vẫn có những "mảnh vụn" của khối pin vẫn còn tồn tại sau khi bốc cháy.

Khối pin EP9 bao gồm 6 pin lithium-ion mới, được tàu vũ trụ HTV của Nhật Bản chuyển đến ISS. Sau đó, các phi hành gia đã sử dụng cánh tay robot để thay thế pin niken-hydro đã lỗi thời. Sau một thời gian sử dụng, khối pin này phải được xử lý. Vấn đề là tàu vũ trụ HTV đã bị hủy bỏ vào năm 2020 và không có tàu chở hàng nào khác được thiết kế để đón khối pin từ trạm. Vì vậy, ISS đã quyết định thả khối pin ra ngoài không gian không có kiểm soát - tức nó sẽ quay trở lại bầu khí quyển Trái đất.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Bit Flip: Hiện tượng kỳ lạ xuất phát từ ngoài không gian

Bit Flip: Hiện tượng kỳ lạ xuất phát từ ngoài không gian

Các tia vũ trụ từ không gian có thể khiến dữ liệu được lưu trữ trong máy tính bị đảo lộn bit.

Đăng ngày: 11/03/2024
Các nhà thiên văn phát hiện hành tinh nước sôi sùng sục?

Các nhà thiên văn phát hiện hành tinh nước sôi sùng sục?

Các nhà thiên văn học phát hiện một hành tinh có thể được bao bọc bởi một đại dương nước sôi sùng sục, theo báo cáo đăng trên chuyên san Astronomy & Astrophysics.

Đăng ngày: 11/03/2024
Phát hiện

Phát hiện "biển vũ trụ" lơ lửng, nhiều nước gấp 3 lần Trái đất

Ở nơi một hoặc nhiều hành tinh có thể sắp sửa ra đời, các nhà thiên văn đã tìm thấy lượng nước nhiều gấp 3 lần các đại dương Trái đất cộng lại.

Đăng ngày: 11/03/2024
Phát hiện tiền thân của sự sống ở “tử địa” vũ trụ

Phát hiện tiền thân của sự sống ở “tử địa” vũ trụ

Giữa một vùng không gian chết chóc, tràn ngập ánh sáng cực tím và các dạng tia vũ trụ khắc nghiệt khác, các yếu tố tiền thân của sự sống xuất hiện.

Đăng ngày: 10/03/2024
Phát hiện thiên hà

Phát hiện thiên hà "chết" lâu đời nhất trong vũ trụ

Các nhà thiên văn học sử dụng Kính thiên văn James Webb đã phát hiện ra thiên hà " chết" lâu đời nhất từng được quan sát thấy, chỉ 700 triệu năm sau Vụ nổ lớn Big Bang.

Đăng ngày: 08/03/2024
Những ngôi sao đi qua có thể đã làm thay đổi quỹ đạo và khí hậu của Trái đất

Những ngôi sao đi qua có thể đã làm thay đổi quỹ đạo và khí hậu của Trái đất

Sự thay đổi khí hậu ngày nay của Trái đất là do con người gây ra, nhưng lực hấp dẫn của các hành tinh khác cũng có thể gây ra các kiểu khí hậu lâu dài bằng cách thay đổi một chút quỹ đạo của hành tinh chúng ta.

Đăng ngày: 08/03/2024
Khoa học đánh giá lại khả năng tiểu hành tinh Apophis đâm Trái đất

Khoa học đánh giá lại khả năng tiểu hành tinh Apophis đâm Trái đất

Theo các quan sát và tính toán mới nhất, vẫn có những nguy cơ nhất định khiến tiểu hành tinh Apophis thay đổi quỹ đạo và đâm vào Trái đất vào năm 2029.

Đăng ngày: 08/03/2024
Tiêu điểm
Khoa Học News