Thêm 2 tỉnh Trung Quốc bùng phát dịch H7N9

Sở Y tế tỉnh Giang Tây, phía Đông Nam Trung Quốc tuyên bố đã phát hiện trường hợp nhiễm virus cúm A/H7N9 đầu tiên tại tỉnh này, Tân Hoa Xã cho hay.

Theo báo cáo của Sở Y tế tỉnh này, bệnh nhân là một người đàn ông, 69 tuổi, trú tại thành phố Nam Xương. Từ ngày 19/4, bệnh nhân có dấu hiệu tức ngực, tiêu chảy, sốt cao nên được đưa tới điều trị tại Bệnh viên số 3 thành phố Nam Xương.

Tới ngày 22/4, bệnh tình bắt đầu nặng thêm, bệnh nhân sốt cao tới 40 độ. Tới ngày 24/4, Phòng thí nghiệm của Trung tâm phòng chống dịch bệnh tỉnh Giang Tô đã lấy mẫu kiểm tra và kết luận, bệnh nhân cho kết quả dương tính với H7N9. Hiện tại, 14 người tiếp xúc với bệnh nhân vẫn đang được theo dõi song chưa có biểu hiện bất thường.


Trong vòng 3 ngày qua đã có thêm 2 tỉnh Trung
Quốc phát hiện các ca nhiễm H7N9. (Ảnh minh họa)

Sở Y tế Giang Tây cho biết, bệnh nhân khẳng định trước đó không ra khỏi thành phố Nam Xương, đồng thời cũng không tiếp xúc với gia cầm chết. Tuy nhiên, cách nhà của bệnh nhân khoảng 100m là một khu chợ giao dịch gia cầm sống.

Theo báo cáo này, Giang Tây trở thành tỉnh thành thứ 8 trong khu vực đại lục của Trung Quốc xuất hiện dịch cúm H7N9. Trước đó, ngày 23/4 vừa qua, tỉnh Sơn Đông, tỉnh thành nằm ở phía Đông Bắc Trung Quốc cũng phát hiện trường hợp đầu tiên nhiễm H7N9.

Như vậy, trong 3 ngày qua, tại khu vực đại lục Trung Quốc đã có thêm 2 tỉnh thành phát hiện các trường nhiễm virus cúm H7N9.

Ngoài ra, ngày 25/4, Đài Loan cũng đã phát hiện trường hợp đầu tiên nhiễm virus cúm H7N9. Đây là trường hợp nhiễm H7N9 đầu tiên bên ngoài khu vực đại lục Trung Quốc.

Theo Tân Hoa Xã, tới thời điểm hiện tại, khu vực dịch bệnh vẫn tập trung chủ yếu ở các tỉnh phía Đông và Đông Nam của Trung Quốc. Tuy nhiên, phạm vi dịch bệnh dường như đang tiếp tục được mở rộng.

Điều này khiến dư luận trong nước và quốc tế rất lo lắng về khả năng bùng phát đại dịch trên quy mô lớn nhất là khi chính quyền Trung Quốc và Tổ chức Y tế thế giới tuyên bố, không hoàn toàn loại trừ khả năng H7N9 có thể lây lan từ người sang người.

Dịch cúm H7N9 bắt đầu xuất hiện từ cuối tháng 3 tại Thượng Hải, Trung Quốc. Tới nay, sau chưa đầy một tháng, Trung Quốc đã có 112 trường hợp nhiễm bệnh, trong đó, hơn 23 người đã tử vong.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Nhiễm

Nhiễm "hơi lạnh" đám ma sẽ dễ mang bệnh?

Rất nhiều người kiêng đi đám ma khi cơ thể yếu, đặc biệt là trẻ nhỏ, người già yếu, phụ nữ có thai vì sợ nhiễm hơi lạnh từ người chết sẽ sinh bệnh.

Đăng ngày: 18/04/2025
Chuẩn đoán bệnh qua nước tiểu

Chuẩn đoán bệnh qua nước tiểu

Nước tiểu là yếu tố dự báo tuyệt vời cho sức khỏe của bạn. Thông qua màu sắc và mùi của nước tiểu chúng ta có thể dự đoán về tình trạng sức khỏe, thậm chí báo động một căn bệnh tiềm ẩn nào đó trong cơ thể bạn.

Đăng ngày: 18/04/2025
Cách xử trí khi bị chuột rút

Cách xử trí khi bị chuột rút

Chuột rút là tình trạng co thắt cơ đột ngột, gây đau dữ dội ở một bắp thịt thường là co cơ do lạnh hay hoạt động quá sức, làm cho bệnh nhân không tiếp tục cử động được nữa. Vậy phải xử lý như thế nào khi bị chuột rút để giảm đau nhanh chóng và hiệu quả?

Đăng ngày: 17/04/2025
Bí quyết để phòng tránh đầy bụng trong ngày Tết

Bí quyết để phòng tránh đầy bụng trong ngày Tết

Chế độ sinh hoạt thất thường, ăn uống không điều độ trong kỳ nghỉ Tết thường khiến bạn đầy hơi, khó tiêu. Việc lựa chọn thực phẩm hợp lý sẽ giúp bạn hạn chế tình trạng này.

Đăng ngày: 16/04/2025
7 lời khuyên sử dụng dầu ăn tốt cho sức khỏe

7 lời khuyên sử dụng dầu ăn tốt cho sức khỏe

Theo Viện Dinh dưỡng quốc gia, trong mỗi gia đình nên có hai loại dầu ăn để sử dụng cho các loại thực phẩm khác nhau.

Đăng ngày: 16/04/2025
Shinrin-yoku: Cách người Nhật dùng thiên nhiên chữa bệnh

Shinrin-yoku: Cách người Nhật dùng thiên nhiên chữa bệnh

"Forest bathing" hay "tắm rừng" được dịch sát nghĩa từ "Shinrin-yoku" là một cụm từ do chính phủ Nhật sáng tạo vào năm 1982 nhằm khuyến khích những cư dân thành thị đắm mình vào thiên nhiên.

Đăng ngày: 11/04/2025
Tetrodotoxin: Chất độc thường gặp trong cá nóc

Tetrodotoxin: Chất độc thường gặp trong cá nóc

Tetrodotoxin còn có một số tên gọi khác như: Fugu poison, Maculotoxin, Spheroidine, Tarichatoxin, TTX.

Đăng ngày: 06/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News