Thêm bằng chứng có sự sống trên sao Hỏa
Các nhà khoa học vừa tìm thấy bằng chứng mới về sự sống trên hành tinh đỏ. Những bằng chứng đó cho rằng trên sao Hỏa đã từng diễn ra hoạt động hóa học hữu cơ trong suốt thời gian qua.
Phân tích một thiên thạch của sao Hỏa rơi xuống
Trái đất cách đây 4 tỉ năm - (Ảnh: BBC News)
Một nhóm nhà nghiên cứu thuộc Học viện khoa học Carnegie, Washington DC đã phân tích thành phần lượng carbon trong 10 thiên thạch rơi xuống Trái đất có độ tuổi 4 tỉ năm.
Sau khi phân tích, các nhà khoa học cho rằng trong hầu hết những thiên thạch đó, thành phần carbon bị suy giảm do ảnh hưởng những hoạt động núi lửa trên sao Hỏa. Quá trình giảm carbon là quá trình carbon tự liên kết hóa học với hydrogen. Điều này chứng minh rằng từ trước đến nay, trên sao Hỏa đã luôn diễn ra hoạt động hóa học hữu cơ.
Điều này cũng đưa ra một lập luận chính xác là sự suy giảm carbon có trong những thiên thạch không phải do ảnh hưởng từ Trái đất khi nó bị rơi xuống, mà bản thân nó diễn ra trên sao Hỏa từ rất lâu.
Tiến sĩ Andrew Steele nói với BBC News: “Nếu không có carbon, những vật liệu xây dựng cuộc sống không tồn tại được… và quá trình suy giảm carbon kết hợp với hydrogen, oxygen, nitrogen tạo nên những phân tử hữu cơ cho cuộc sống”.
Điều này giải quyết bước đầu câu hỏi: “Nơi nào đã diễn ra quá trình suy giảm carbon và hiện nay nó vẫn tồn tại?”. Để trả lời câu hỏi đó, các nhà khoa học đã phải mất hơn 40 năm nghiên cứu.
Nhiệm vụ kế tiếp sẽ được chuyển giao trực tiếp cho phòng thí nghiệm khoa học trên sao Hỏa (Curiosity rover). Những phòng thí nghiệm này sẽ được hạ cánh trên sao Hỏa trong thời gian tới để thực hiện những nghiên cứu và làm sáng tỏ câu hỏi lớn về sự sống trên sao Hỏa.

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?
Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời
Cho tới khi chưa tìm ra được Hành tinh thứ 9 (chỉ mới là giả thuyết), Thiên Vương Tinh (Uranus) vẫn là hành tinh "khác người" nhất so với 7 hành tinh còn lại của hệ Mặt Trời chúng ta.

Những sự thật "khó tin nổi" về sao Thiên vương
Sao Thiên vương có thể chứa được 63 Trái đất bên trong nó, mùa hè ở đây kéo dài tới 42 năm, sao Thiên vương chỉ có 2 mùa.... đây là những sự thật khó tin, ít người biết về sao Thiên Vương.

Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại
Các nhà khoa học tính toán và gần như chắc chắn nhiều nền văn minh ngoài Trái đất đã và đang tồn tại trong vũ trụ này.

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma
Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Vũ trụ có mùi gì?
Từ lâu, các nhà du hành vũ trụ sau những chuyến đi của mình thường nhắc đến một thứ mùi thơm đặc biệt xuất hiện bên ngoài không gian bao la.
