Thi thể người phụ nữ trong lăng mộ khiến các chuyên gia mất gấp đôi thời gian chỉ để... cởi quần áo!

Đối với các nhà khảo cổ, xử lý hài cốt vốn là việc quen thuộc như "cơm bữa", thế nhưng ngôi mộ kỳ lạ ở tỉnh Phúc Kiến vẫn khiến các chuyên gia phải thốt lên: "Mệt quá đi".

Ngôi mộ trong trường học

Vào cuối thời Bắc Tống và đầu thời Nam Tống, quân đội nhà Kim từ phương bắc tràn xuống chiếm lấy hầu hết các khu vực cai trị của nhà Tống. Lúc đó chỉ có Tứ Xuyên, Phúc Kiến, Quảng Đông và Quảng Tây là chưa bị xâm chiếm.

Vô số những gia đình quý tộc thượng lưu từ đây biến thành dân thường, kéo nhau chạy đến Phúc Kiến, khiến cho nơi đây trở nên phát triển, giao thương vô cùng nhộn nhịp.

Trưa ngày 5/10/1974, một người đàn ông là giáo viên của trường trung học Phúc Kiến mồ hôi nhễ nhại chạy đến bảo tàng tỉnh tìm kiếm các nhà nghiên cứu khảo cổ học. Ông cho biết nhà trường đang cải tổ mở rộng khu vực sân chơi và phát hiện có một ngôi mộ cổ dưới lòng đất. Mọi người đều bảo đây có thể là di tích văn hóa của quốc gia nên đã cử ông chạy đến bảo tàng tỉnh báo cáo tình hình.

Thi thể người phụ nữ trong lăng mộ khiến các chuyên gia mất gấp đôi thời gian chỉ để... cởi quần áo!
Ngôi mộ được phát trong trường học.

Sau khi nhóm khảo cổ dọn dẹp xong ngôi mộ, họ phát hiện ra có một lỗ trộm trong mộ thất góc bên trái, chắc hẳn chẳng còn di vật gì quý giá có thể khai quật được ở đây. Quả nhiên khi tiến vào, họ chỉ tìm thấy 1 cây đèn sứ nhỏ màu trắng và 1 chiếc gương đồng còn chiếc quan tài thì đã mục nát không còn giá trị khảo cổ.

Nhưng mộ thất ở góc ngoài cùng bên phải lại còn nguyên vẹn, không có dấu hiệu của những tên mộ tặc. Tấm văn bia ở bên trong ghi rằng chủ nhân của ngôi mộ là Hoàng Thăng – chính thất (vợ cả) của Triệu Dư Tuấn.

Trên đó còn nhấn mạnh rằng hai người này có xuất thân không phải dạng bình thường, Triệu Dư Tuấn là cháu trai đời thứ 11 của Tống Thái Tổ Triệu Khuông Dận – vị hoàng đế sáng lập triều đại nhà Tống.

Thi thể người phụ nữ trong lăng mộ khiến các chuyên gia mất gấp đôi thời gian chỉ để... cởi quần áo!
Tấm bia có khắc danh tính và xuất thân của chủ nhân ngôi mộ. (Hình ảnh: Baijiahao).

Đoàn khảo cổ đọc xong rất phấn khởi, chủ mộ là dòng dõi quý tộc, bên trong hẳn là có rất nhiều di vật có giá trị khảo cổ cao. Sau khi mở nắp quan tài, ai nấy đều phải ngạc nhiên vì độ hào nhoáng của chủ mộ, trên đầu, trên cổ, xung quanh bàn tay là 1 màu vàng chói lọi của trang sức.

Bộ y phục 354 lớp

Ngay lập tức, đội khảo cổ đã cẩn thận thu dọn hiện trường và đưa thi thể người phụ nữ về Bảo tàng tỉnh để tiếp tục xử lý. Bất ngờ thay, đến khi chuyên gia cần cởi bỏ lớp y phục để khám nghiệm kĩ càng hơn thi thể của người phụ nữ thì họ đều phải thốt lên rằng: "Mệt quá đi".

Nhóm chuyên gia quả thực đã "mệt bở hơi tai", mất gấp đôi thời gian bình thường chỉ để cởi bỏ 354 lớp y phục trên người của vị chủ mộ thuộc dòng dõi quý tộc này!

Thi thể người phụ nữ trong lăng mộ khiến các chuyên gia mất gấp đôi thời gian chỉ để... cởi quần áo!
1 trong 354 lớp y phục của nữ chủ nhân ngôi mộ. (Hình ảnh: Baijiahao)

Bộ y phục đầy đủ cả 4 mùa xuân, hạ, thu, đông, bao gồm từ đồ ngủ, chính phục, thường phục. Ngoài ra 354 lớp áo này cũng làm từ đủ loại chất liệu, nào là vải dệt chéo, vải the, lụa tơ tằm, vải sa tanh, vải voan… Không chỉ vậy, nó còn đa dạng mọi kiểu dáng từ yếm, áo không tay, quần, váy… thậm chí còn có cả tấm đai lót được dùng như "băng vệ sinh" của thời hiện đại.

Nói 1 cách chính xác thì người cháu dâu này của Tống Thái Tổ quả thật đã mặc đầy đủ và nghiêm chỉnh nhất 1 bộ y phục truyền thống của người phụ nữ thời nhà Tống!

Theo thống kê từ trước đến nay thì bộ y phục nhẹ nhất trên thế giới là loại vải trơn được khai quật từ di chỉ lăng mộ Mã vương đôi. Nhưng y phục của nữ chủ nhân ngôi mộ này cũng không kém cạnh là bao bởi chiếc áo mỏng nhất mà bà ấy mặc cũng chỉ nặng 16,7 gam.

Từ trang phục của chủ nhân ngôi mộ có thể thấy kỹ thuật dệt vải của thời Nam Tống tuyệt vời như thế nào, thực sự không thua gì loại vải trơn của thời nhà Hán.

Dù phải công nhận rằng quá trình khám nghiệm tử thi trong ngôi mộ này không dễ dàng chút nào đối với các chuyên gia nhưng những di vật văn hóa đặc biệt là bộ y phục này đã giúp các chuyên gia thu thập được thêm nhiều thông tin về đời sống văn hóa đặc biệt là trang phục của phụ nữ cũng như kỹ thuật dệt vải thời kỳ nhà Tống.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Xác ướp phụ nữ ở Chile tiết lộ nạn bạo hành nông dân

Xác ướp phụ nữ ở Chile tiết lộ nạn bạo hành nông dân

Xác ướp một phụ nữ trong nghiên cứu mới đây cho thấy, dường như người này đã bị tra tấn.

Đăng ngày: 12/09/2021
Kinh hãi loài

Kinh hãi loài "quái điểu" khát máu, sải cánh dài 7m, nặng tới 70kg

Loài quái điểu mới được công bố này là một trong những loài chim bay lớn nhất từng tồn tại trên Trái Đất với sải cánh dài tới 7m và nặng tới 70kg.

Đăng ngày: 11/09/2021

"Tái sinh" ông tổ khác loài của nhiều người châu Âu

Chân dung Krjin, " người Neanderthals đầu tiên của Hà Lan" vừa được ra mắt công chúng.

Đăng ngày: 11/09/2021
Mộ cổ

Mộ cổ "sang chảnh" nhất thế giới: Dùng châu báu thay đất chôn cất chiến binh

Theo Acient Origins, các nhà khoa học Nga cho biết ngôi mộ cổ gây kinh ngạc vì " không có thứ gì tương tự từng được phát hiện trước đây".

Đăng ngày: 10/09/2021
Bí ẩn nhà thờ dành riêng cho thánh tử vì đạo ở Israel

Bí ẩn nhà thờ dành riêng cho thánh tử vì đạo ở Israel

Các nhà khảo cổ học đã phát hiện ra một nhà thờ 1.500 năm tuổi ở Israel dành riêng cho một vị thánh tử đạo vô danh

Đăng ngày: 10/09/2021
Phát hiện tu viện mất tích của nữ hoàng Anh quyền lực ở thế kỷ thứ 8

Phát hiện tu viện mất tích của nữ hoàng Anh quyền lực ở thế kỷ thứ 8

Các nhà khảo cổ học ở Anh có thể đã tìm thấy tu viện bị biến mất của Nữ hoàng Cynethryth, nữ hoàng của vương quốc Mercia trong thế kỷ thứ tám sau Công nguyên.

Đăng ngày: 09/09/2021
Hàng trăm đồng tiền vàng giấu trong dinh thự gần 400 năm

Hàng trăm đồng tiền vàng giấu trong dinh thự gần 400 năm

Số tiền vàng cổ sẽ được đem bán đấu giá cuối tháng này, ước tính trị giá khoảng 356.000 USD.

Đăng ngày: 09/09/2021
Tiêu điểm
Khoa Học News