"Thiên hà quả bóng chày" có trái tim lỗ đen ngoạn mục
ESO 420-G013 là một thiên hà xoắn ốc với diện mạo như quả bóng chày hoàn hảo, cùng một siêu lỗ đen đang hoạt động thắp sáng phần trung tâm đầy sao của thiên hà.
Trong một phần nghiên cứu về các thiên hà phát sáng hồng ngoại, Kính viễn vọng Không gian Hubble đã chú ý đến ESO 420-G013. Theo các chuyên gia tại Kính viễn vọng Không gian Hubble, ESO 420-G013 là một thiên hà xoắn ốc cực kỳ sáng, cách Trái đất chúng ta khoảng 50 triệu năm ánh sáng và nằm trong chòm sao Sculptor.
Trong lần thăm dò mới nhất, kính viễn vọng không gian Hubble đã quan sát thấy phần lõi sáng, các sợi bụi phân tử màu nâu sẫm xoáy vòng, cùng diện mạo tròn giống như quả bóng chày, đây cũng chính là những đặc điểm đáng chú ý nhất của thiên hà ESO 420-G013.
ESO 420-G013 là một thiên hà xoắn ốc với diện mạo như quả bóng chày hoàn hảo, cùng một lỗ đen đang hoạt động thắp sáng phần trung tâm đầy sao của thiên hà. (Ảnh: NASA/Catholic University of America).
Ngoài ra, ESO 420-G013 còn có một nhân thiên hà hoạt động (vùng nhân đặc của một thiên hà) giống như điểm cực kỳ sáng được cung cấp năng lượng bởi một lỗ đen siêu lớn, nó cũng thắp sáng các ngôi sao mới hình thành với tốc độ cao, tất cả vẽ nên một bức tranh sống động về vòng đời thiên thể vũ trụ đang diễn ra.
Sâu bên trong ESO 420-G013, siêu lỗ đen đói khát của nó đang ăn vật chất xung quanh, xé nhỏ và kéo dãn vật chất thành các vòng vật chất ma sát cực mạnh xung quanh nó, tỏa sáng ở mọi bước sóng của quang phổ điện từ. Camera trường rộng 3 trên kính Hubble đã chụp được loại ánh sáng này mà mắt thường không nhìn thấy được, mang lại sự hiểu biết toàn diện hơn về thiên thể kiểu này.
Điều đặc biệt ở ESO 420-G013 là khả năng hiển thị của nó. Hầu hết các thiên hà có nhân thiên hà hoạt động đều chứa các siêu lỗ đen sáng đến mức bức xạ của chúng che khuất hoàn toàn ánh sáng của thiên hà chủ. Tuy nhiên, thiên hà như ESO 420-G013 rất khác biệt vì cấu trúc xung quanh thiên hà có thể được quan sát một cách rõ ràng.
Được biết, trong hơn ba thập kỷ, Kính viễn vọng Không gian Hubble đã đóng góp đáng kể vào sự hiểu biết của chúng ta về vũ trụ. Các quan sát của kính đã giúp khám phá những đặc thù của các ngoại hành tinh xa xôi, sự hiện diện của năng lượng tối, và nâng cao kiến thức của chúng ta về các quá trình hình thành nên các thiên thể tựa như kiểu của ESO 420-G013. Phát hiện mới tiếp tục khuyến khích việc phân tích, và đánh giá cao các hoạt động đặc biệt của các thiên hà kiểu như ESO 420-G013 trong không gian rộng lớn.

NASA/ESA chụp được "cánh cổng mở vào vũ trụ khác"
Kính viễn vọng không gian Hubble của NASA/ESA vừa chụp được hình ảnh ngoạn mục từ vùng vũ trụ xa xôi cách chúng ta tận 1.350 năm ánh sáng.

Ảnh sốc từ NASA/ESA: "Cửa sổ" vượt thời gian 2 tỉ năm cho chúng ta?
Kính viễn vọng không gian Hubble của NASA/ESA vừa chụp được một vòng ánh sáng khổng lồ là 2 thiên hà va chạm.

Đường thay đổi ngày quốc tế
Trái đất tự quay từ Tây sang Đông, sáng, trưa, chiều, tối lần lượt xuất hiện ở các nước trên thế giới một cách tuần hoàn. Vậy một ngày mới trên Trái đất nên bắt đầu từ đâu và kết thúc ở đâu? Để tránh sự hỗn loạn về ngày tháng, Hội ng

Vệ tinh của Nga có thể chụp ảnh Trái đất với độ phân giải lên tới nửa mét
Vệ tinh radar Kondor-FKA-M thế hệ mới của Nga sẽ có khả năng chụp ảnh bề mặt Trái Đất với độ phân giải cao tới 0,5 mét.

Bản đồ trái đất và các hành tinh
Nếu bạn là người bắt đầu yêu thích môn thiên văn học thì việc nhận dạng vị trí, tên gọi, thông tin về các hành tinh trong vũ trụ không phải là điều dễ dàng. Với Home Planet, bạn có thể dễ dàng biết được tất cả các thô

Phát hiện hành tinh “xương khô” chứa bí mật hãi hùng
Một ngoại hành tinh mới được phát hiện đã tiết lộ những đặc tính hết sức vô lý, khiến các nhà khoa học bối rối và nghĩ đến những kịch bản hãi hùng về quá khứ của nó.
