Thiên hà tự biến đổi sang hình thái siêu hiếm

Theo một nghiên cứu được công bố gần đây của Hội Thiên văn Hoàng gia Anh (RAS), một thiên hà đã biến đổi hình thái do hoạt động độc đáo bên trong lõi của nó, trở thành thiên hà vô tuyến khổng lồ cực hiếm trong vũ trụ.

Thiên hà tự biến đổi sang hình thái siêu hiếm
Thiên hà PBC J2333.9-2343 phát ra các tia có tốc độ gần bằng tốc độ ánh sáng. (Ảnh: RAS).

Thiên hà PBC J2333.9-2343 nằm cách Trái đất 656.844.372 năm ánh sáng, từng được phân loại là thiên hà vô tuyến. Các thiên hà phát ra sóng vô tuyến khá phổ biến trong vũ trụ, nhưng chỉ có vài trăm thiên hà với các tia vô tuyến dài hơn 2,2 triệu năm ánh sáng. Những thiên hà vô tuyến khổng lồ như vậy được coi là của hiếm trong vũ trụ.

Tuy nhiên, các nhà thiên văn học phát hiện PBC J2333.9-2343 gần đây đã thay đổi hình thái, trở thành thiên hà vô tuyến khổng lồ với lõi blazar và đường kính lên tới 4 triệu năm ánh sáng.

Blazar là một “nhân thiên hà hoạt động” (AGN), phát ra tia gamma và sóng radio có tốc độ gần bằng tốc độ ánh sáng. Blazar có năng lượng rất lớn và được xem là một trong những hiện tượng mạnh nhất trong vũ trụ.

Thiên hà tự biến đổi sang hình thái siêu hiếm
Hình ảnh thiên hà PBC J2333.9-2343 (đốm sáng ở trung tâm bức ảnh). (Ảnh: RAS).

"Blazar phát ra các tia được tạo thành từ các hạt tích điện cơ bản như electron hoặc proton di chuyển với vận tốc gần bằng tốc độ ánh sáng. Chúng di chuyển theo vòng tròn xung quanh một từ trường mạnh, phát ra bức xạ trên toàn bộ phổ điện từ”, Hội Thiên văn Hoàng gia Anh (RAS) giải thích.

Phát hiện mới về PBC J2333.9-2343 bắt nguồn từ việc các tia phát ra từ thiên hà này đã mạnh lên một cách bất thường và chuyển hướng “một góc lên tới 90 độ”, hướng tới Trái đất.

“Thiên hà này có các đặc tính kỳ lạ, cần phải lưu ý và quan sát thêm”, Tiến sĩ Lorena Hernández-García từ Viện Vật lý thiên văn MAS (Chile), tác giả chính của nghiên cứu - cho biết.

Giải thích về sự biến đổi hình thái của PBC J2333.9-2343, theo Hội Thiên văn Hoàng gia Anh, blazar trong PBC J2333.9-2343 có thể bắt nguồn từ hố đen ở trung tâm thiên hà. Khi đã chuyển hướng về Trái đất, các tia từ lõi blazar dễ dàng tăng cường độ, khiến một thiên hà ban đầu trở thành thiên hà vô tuyến khổng lồ.

Nhóm nghiên cứu vẫn chưa biết điều gì đã gây ra sự chuyển hướng của các tia phát xạ. Họ suy đoán PBC J2333.9-2343 đã hợp nhất với một thiên hà khác hoặc do lõi thiên hà tự phát nổ.

Để nghiên cứu thiên hà bất thường này, các nhà thiên văn học phải quan sát nó trên một dải quang phổ điện từ rộng qua dữ liệu được lấy từ các đài quan sát hàng đầu tại Đức và Mỹ. Sau đó, họ so sánh các thuộc tính của PBC J2333.9-2343 với các thiên hà khác từ dữ liệu do dự án ALeRCE tại Chile cung cấp.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Kính viễn vọng trên khắp thế giới theo dõi mảnh vỡ từ vụ va chạm tàu vũ trụ với tiểu hành tinh

Kính viễn vọng trên khắp thế giới theo dõi mảnh vỡ từ vụ va chạm tàu vũ trụ với tiểu hành tinh

Các kính viễn vọng trên khắp thế giới đang quan sát thời điểm tàu vũ trụ của NASA cố tình đâm một tiểu hành tinh vào tháng 9/2022.

Đăng ngày: 24/03/2023
Phóng thành công tên lửa in 3D đầu tiên trên thế giới

Phóng thành công tên lửa in 3D đầu tiên trên thế giới

Sáng 23-3 (giờ Việt Nam), tên lửa in 3D đầu tiên trên thế giới đã được phóng thành công dù không đạt được quỹ đạo như dự kiến.

Đăng ngày: 24/03/2023
Hiện tượng thiên văn kỳ thú nhất 2023 diễn ra vào ngày 27/3

Hiện tượng thiên văn kỳ thú nhất 2023 diễn ra vào ngày 27/3

Một " cuộc diễu hành" ở quy mô hành tinh sắp diễn ra, và đây được xem là một trong những hiện tượng thiên văn đáng chú ý nhất năm 2023.

Đăng ngày: 24/03/2023
Mặt trời phun trào vật chất với tốc độ 7,6 triệu km/h

Mặt trời phun trào vật chất với tốc độ 7,6 triệu km/h

Vụ phun trào nhật hoa với tốc độ nhanh khác thường nhiều khả năng lao thẳng vào Solar Parker - tàu vũ trụ đang nghiên cứu Mặt Trời của NASA.

Đăng ngày: 23/03/2023
Thế giới cùng chờ đón nhật thực lai hiếm gặp sắp diễn ra vào tháng 4 tới

Thế giới cùng chờ đón nhật thực lai hiếm gặp sắp diễn ra vào tháng 4 tới

Hiện tượng thiên văn hiếm gặp kết hợp giữa nhật thực một phần, toàn phần và nhật thực hình khuyên sẽ diễn ra vào ngày 20/4 tới.

Đăng ngày: 23/03/2023
Động cơ đẩy khai thác năng lượng vô hạn từ Mặt trời

Động cơ đẩy khai thác năng lượng vô hạn từ Mặt trời

Công ty IVO Ltd ở Bắc Dakota, nhà phát triển công nghệ năng lượng không dây hàng đầu, phóng hệ thống đẩy bằng điện cho vệ tinh lần đầu tiên vào tháng 6/2023.

Đăng ngày: 23/03/2023
Phát hiện ARN và vitamin B3 trong tiểu hành tinh gần Trái đất

Phát hiện ARN và vitamin B3 trong tiểu hành tinh gần Trái đất

Các phân tử hữu cơ được phát hiện trong mẫu vật thu thập từ tiểu hành tinh Ryugu bởi tàu Hayabusa2 của Nhật Bản.

Đăng ngày: 23/03/2023
Tiêu điểm
Khoa Học News