Thiên thạch có 0,41% nguy cơ đâm vào Trái đất
Thiên thạch 2018VP1 sẽ tiếp cận Trái đất vào cuối năm nay nhưng không nằm trong danh sách vật thể có khả năng gây nguy hiểm.
Mô phỏng thiên thạch bay gần Trái đất. (Ảnh: Independent).
Trung tâm Nghiên cứu Vật thể gần Trái đất (CNEOS) thuộc Phòng thí nghiệm Sức đẩy Phản lực của NASA cho biết thiên thạch mang tên 2018VP1 sẽ bay sượt qua Trái đất ngay trước ngày bầu cử tổng thống Mỹ hôm 2/11. Theo NASA, có 3 kịch bản va chạm có thể xảy ra dựa trên 21 lần quan sát trong 12.968 ngày. Tuy nhiên, khả năng xảy ra va chạm trực tiếp là gần 0,41%.
2018VP1 được nhận dạng lần đầu tiên tại Đài quan sát Palomar ở California, Mỹ, vào năm 2018, nhưng không nằm trong danh mục "vật thể nguy hiểm tiềm ẩn" do kích thước nhỏ. Dữ liệu của NASA cho thấy đường kính của 2018VP1 là 2 mét. Vật thể nguy hiểm tiềm ẩn thường là tiểu hành tinh hoặc sao chổi. Chúng có quỹ đạo gần Trái đất và đủ lớn để gây thiệt hại lớn ở quy mô khu vực nếu đâm vào Trái đất.
Đầu tuần trước, một thiên thạch bay 2.945km qua phía nam Ấn Độ Dương trở thành vật thể bay gần Trái đất nhất trong lịch sử. Thiên thạch mang tên 2020 GC được phát hiện bởi Zwicky Transient Facility, một camera robot chuyên quét bầu trời. 2020 GC chỉ nhỏ bằng chiếc xe hơi nên không gây nguy hiểm cho hành tinh của chúng ta bởi nó sẽ vỡ trong khí quyển Trái đất.

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?
Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

Sẽ ra sao nếu bạn rơi vào hố đen vũ trụ?
Thật khó tưởng tượng điều gì sẽ xảy ra khi rơi vào một hố đen. Một mô phỏng mới đây đã hé lộ trải nghiệm kinh hoàng này.

Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời
Cho tới khi chưa tìm ra được Hành tinh thứ 9 (chỉ mới là giả thuyết), Thiên Vương Tinh (Uranus) vẫn là hành tinh "khác người" nhất so với 7 hành tinh còn lại của hệ Mặt Trời chúng ta.

Những sự thật "khó tin nổi" về sao Thiên vương
Sao Thiên vương có thể chứa được 63 Trái đất bên trong nó, mùa hè ở đây kéo dài tới 42 năm, sao Thiên vương chỉ có 2 mùa.... đây là những sự thật khó tin, ít người biết về sao Thiên Vương.

Tổng quan về sao Thiên Vương
Sao Thiên Vương là hành tinh thứ bảy tính từ Mặt Trời; là hành tinh có bán kính lớn thứ ba và có khối lượng lớn thứ tư trong hệ.

Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại
Các nhà khoa học tính toán và gần như chắc chắn nhiều nền văn minh ngoài Trái đất đã và đang tồn tại trong vũ trụ này.
