Thiên thạch màu xanh làm rung chuyển Thổ Nhĩ Kỳ
Thiên thạch màu xanh lá cây rơi xuống núi cùng với tiếng nổ lớn, khiến nhiều người lầm tưởng đó là vệ tinh hoặc UFO đâm xuống mặt đất.
Nhiều suy đoán đó là rác vũ trụ, mảnh vỡ vệ tinh hoặc thậm chí UFO. (Ảnh chụp từ video).
Trong video do các nhân chứng ghi lại, vật thể bay vọt qua thành phố Izimir, Thổ Nhĩ Kỳ, trước khi biến mất khỏi tầm mắt với chớp sáng chói mắt. Thiên thạch được bao phủ bởi quầng sáng màu xanh lá cây rực rỡ. Dường như thiên thạch đâm xuống đất vào khoảng 2 giờ sáng ngày 31/7 theo giờ địa phương. Hình ảnh thiên thạch rơi được chia sẻ rộng rãi trên mạng xã hội, dẫn tới nhiều suy đoán đó là rác vũ trụ, mảnh vỡ vệ tinh hoặc thậm chí UFO rơi xuống Trái Đất.
Nhiều người dân trong vùng nghe thấy tiếng nổ lớn, có thể do thiên thạch nổ tung trong khí quyển hoặc va chạm với mặt đất. Tiến sĩ Hasan Ali Dal, giáo sư vật lý thiên văn ở Đài quan sát Đại học Istanbul đưa ra cách giải thích hợp ý hơn. Ông cho biết đây là một quả cầu lửa, xuất hiện khi thiên thạch bị bốc cháy trong khí quyển. "Thiên thạch thường cháy rụi ở tầng thượng quyển. Chúng ta nên xem đó như là phiên bản đặc biệt hơn của hiện tượng sao băng", Hasan cho biết.
Hiện nay, Trái Đất đang trải qua mưa sao băng Perseid, rơi hàng năm vào tháng 7 và tháng 8. Chúng bốc cháy trong khí quyển và hầu như không có mảnh vỡ nào chạm đất Mưa sao băng Perseid đạt cực đỉnh với khoảng 50 sao băng xuất hiện mỗi giờ. Vệt sáng màu xanh lá của thiên thạch ở Izimir nhiều khả năng do vật thể chứa lượng lớn nicken. Nó rơi qua khí quyển khi Trái Đất đi qua những mảnh vỡ còn sót lại của sao chổi Swift-Tuttle. Thiên thạch loại này di chuyển với tốc độ khoảng 214.365km/h.
Thiên thạch thắp sáng bầu trời thành phố Izimir. (Video: Twitter).

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?
Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

Sẽ ra sao nếu bạn rơi vào hố đen vũ trụ?
Thật khó tưởng tượng điều gì sẽ xảy ra khi rơi vào một hố đen. Một mô phỏng mới đây đã hé lộ trải nghiệm kinh hoàng này.

Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời
Cho tới khi chưa tìm ra được Hành tinh thứ 9 (chỉ mới là giả thuyết), Thiên Vương Tinh (Uranus) vẫn là hành tinh "khác người" nhất so với 7 hành tinh còn lại của hệ Mặt Trời chúng ta.

Những sự thật "khó tin nổi" về sao Thiên vương
Sao Thiên vương có thể chứa được 63 Trái đất bên trong nó, mùa hè ở đây kéo dài tới 42 năm, sao Thiên vương chỉ có 2 mùa.... đây là những sự thật khó tin, ít người biết về sao Thiên Vương.

Tổng quan về sao Thiên Vương
Sao Thiên Vương là hành tinh thứ bảy tính từ Mặt Trời; là hành tinh có bán kính lớn thứ ba và có khối lượng lớn thứ tư trong hệ.

Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại
Các nhà khoa học tính toán và gần như chắc chắn nhiều nền văn minh ngoài Trái đất đã và đang tồn tại trong vũ trụ này.
