Thiên thạch sáng rực bay qua bầu trời Sydney

Thiên thạch bay ngang qua và nổ thành nhiều mảnh vụn ở cách xa mặt đất, nhưng nhiều cư dân địa phương vẫn kịp thời chứng kiến.

Nhiều nhân chứng báo cáo trông thấy thiên thạch lớn cỡ một mét nổ tung trên bầu trời. Một số cư dân ở Sydney thậm chí còn mô tả sự kiện trên mạng xã hội và cho biết thiên thạch bay ở cách mặt đất khoảng 80km.


Thiên thạch do camera ở bảng điều khiển xe ghi lại.

Camera hành trình của một cư dân tên Jamie Kosovich trùng hợp ghi lại cảnh tượng. Jamie chia sẻ video trên trang Facebook Australian Meteor Reports. Video kéo dài một phút cho thấy thiên thạch sáng rực di chuyển về phía góc trái khung hình.

Brad Tucker, nhà vật lý thiên văn ở Đại học Quốc gia Australia, cho biết hiện tượng thiên thạch rơi xảy ra khá thường xuyên và có thể bắt gặp trên bầu trời cách 3 – 6 tháng. Khác biệt duy nhất trong lần này là thiên thạch bay qua đủ lâu để có thể lọt vào ống kính camera.

Dù thiên thạch này không phải hiếm gặp, điều thú vị là nó không đi kèm tiếng nổ siêu thanh. “Thông thường, nếu bạn thấy một thiên thạch xuất hiện, nó sẽ vỡ ra gần mặt đất và người dân sẽ nghe thấy tiếng nổ siêu thanh. Tuy nhiên, thực tế là chúng ta không nghe thấy gì nhưng mọi người có thể thấy rõ quá trình tan vỡ, có thể do thiên thạch vỡ ở độ cao lớn hơn, ít nhất là 80km”, Tucker nói.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tổng quan về sao Thiên Vương

Tổng quan về sao Thiên Vương

Sao Thiên Vương là hành tinh thứ bảy tính từ Mặt Trời; là hành tinh có bán kính lớn thứ ba và có khối lượng lớn thứ tư trong hệ.

Đăng ngày: 15/05/2025
Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Đăng ngày: 08/05/2025
Phát hiện thêm

Phát hiện thêm "ngôi nhà tương lai" cho loài người

Trong hành trình khám phá vũ trụ và tìm kiếm các hành tinh có khả năng sống, các nhà khoa học đã phát hiện ra một hành tinh đáng chú ý mang tên Gliese 667C c.

Đăng ngày: 08/05/2025
Trái đất sẽ bị huỷ diệt vào năm 2029 hay 2036?

Trái đất sẽ bị huỷ diệt vào năm 2029 hay 2036?

Nhiều nhà nghiên cứu tin rằng một tiểu hành tinh có thể va chạm vào Trái đất vào bất cứ lúc nào. Và các số liệu thống kê cho thấy rằng một thiên thể to cỡ quả bóng đá hoàn toàn có khả năng huỷ diệt sự sống trên trái đất

Đăng ngày: 07/05/2025
Hành tinh

Hành tinh "siêu Trái Đất" có thể chứa sự sống

Một ngoại hành tinh ở cách 111 năm ánh sáng có thể là phiên bản lớn của Trái Đất với những điều kiện phù hợp cho sự sống.

Đăng ngày: 07/05/2025
Màu sắc thực sự của Mặt trời là gì?

Màu sắc thực sự của Mặt trời là gì?

Con người thường thấy Mặt Trời màu vàng nhưng thực chất, ngôi sao này phát ra ánh sáng mạnh nhất màu xanh.

Đăng ngày: 04/05/2025
Làm thế nào để nhìn thấy dải Ngân hà?

Làm thế nào để nhìn thấy dải Ngân hà?

Dưới một bầu trời đêm quang đãng, không trăng và vắng ánh đèn thành phố, bạn sẽ thấy vẻ đẹp lộng lẫy của thiên hà.

Đăng ngày: 03/05/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News