Thiết bị cảm biến sinh học trên gọng kính giúp kiểm soát đường huyết

Theo thenextweb.com, các nhà khoa học Brazil và Mỹ đã hợp tác phát triển bộ cảm biến sinh học lắp trên gọng kính, có thể đo đường huyết thông qua nước mắt của người dùng.

Bộ cảm biến sinh học lắp trên gọng kính do các nhà khoa học Brazil và Mỹ phát triển, có thể đo đường huyết thông qua nước mắt của người dùng mà không cần thử máu gây đau đớn kèm theo nguy cơ nhiễm trùng.

Thiết bị cảm biến sinh học trên gọng kính giúp kiểm soát đường huyết
Bộ cảm biến sinh học lắp trên gọng kính, có thể đo đường huyết thông qua nước mắt của người dùng - (Ảnh: Juliane R. Sempionatto Moreto).

Thiết bị này sẽ giúp kiểm soát nồng độ đường huyết ở những người mắc bệnh tiểu đường, một căn bệnh ảnh hưởng đến 62 triệu người ở Mỹ và 380 triệu người trên toàn thế giới. Theo Tổ chức y tế thế giới (WHO), trong những thập niên gần đây, đã có sự gia tăng tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường, với tốc độ tăng nhanh nhất ở các nước thu nhập thấp và trung bình. Đến năm 2035, ước tính có 580 triệu người có thể bị ảnh hưởng.

Nhiều người mắc bệnh này sử dụng máy đo glucose cầm tay nhưng để xác định lại cần phải đâm vào ngón tay. Quá trình này có thể được lặp đi lặp lại nhiều lần trong ngày, gây đau đớn và có nguy cơ nhiễm trùng.

Một cảm biến sinh học mới lắp trên gọng kính có thể xác định các phân tử glucose trong nước mắt của người dùng. Nó cũng có thể đo lượng đường, vitamin và nồng độ cồn trong máu .

Các bộ cảm biến sinh học có khả năng đo các phản ứng sinh học hoặc hóa học và phát ra tín hiệu tỷ lệ thuận với nồng độ của một chất cụ thể. Chúng ngày càng được phát triển và sử dụng để tăng tốc các xét nghiệm trong phòng thí nghiệm, theo dõi tình trạng sức khỏe, chẩn đoán và phòng ngừa bệnh tật, ngay cả ở một số nước đang phát triển như Brazil.

Khi tiếp xúc với glucose oxidase, nước mắt thay đổi dòng điện tử, tạo thành tín hiệu được ghi lại và xử lý bởi thiết bị được cài đặt trong gọng kính. Thiết bị đó gửi kết quả trong thời gian thực tới máy tính hoặc điện thoại thông minh.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Những hiện tượng lạ về ghép tạng được giải thích ra sao?

Những hiện tượng lạ về ghép tạng được giải thích ra sao?

Y học tiến bộ đã giúp kéo dài sự sống cho những bệnh nhân có bộ phận hư hỏng bằng cách cấy ghép cái mới.

Đăng ngày: 04/12/2019
Cách hạ sốt cho bà bầu hiệu quả và an toàn

Cách hạ sốt cho bà bầu hiệu quả và an toàn

Sốt ở người lớn trong nhiều trường hợp là khá bình thường nhưng bị sốt khi mang thai có thể khiến cả bà bầu và gia đình lo lắng nhiều hơn.

Đăng ngày: 03/12/2019
Ăn vỏ chuối có thể… tăng cân, cải thiện giấc ngủ

Ăn vỏ chuối có thể… tăng cân, cải thiện giấc ngủ

Chuyên gia dinh dưỡng Susie Burrell nói rằng vỏ chuối có những tác dụng bất ngờ mà không mấy người biết.

Đăng ngày: 03/12/2019
Bất ngờ tập thể dục tưởng ngược đời lại có thể đẩy lùi bệnh nan y

Bất ngờ tập thể dục tưởng ngược đời lại có thể đẩy lùi bệnh nan y

Một nghiên cứu chuyên sâu về não bộ ở Canada đã tìm thấy những thay đổi bất ngờ trong một vùng não quan trọng khi người lớn tuổi lựa chọn những kiểu thể dục tưởng chừng chỉ dành cho người trẻ.

Đăng ngày: 02/12/2019
Thực phẩm lên men - dùng sao cho ít bị

Thực phẩm lên men - dùng sao cho ít bị "tác dụng phụ"?

\Sữa chua, dưa cải, kim chi... là những thực phẩm lên men ngon, dễ ăn kèm cùng nhiều món khác. Tuy nhiên chúng có thể gây những tác dụng phụ khó chịu nếu bạn dùng không đúng cách.

Đăng ngày: 01/12/2019
Đại dịch

Đại dịch "Cái chết đen" lan từ Trung Quốc sang châu Âu?

Ngày nay, nhiều người nghĩ rằng, dịch hạch chỉ còn tồn tại trong sách lịch sử. Đó là một biểu tượng đen tối thời Trung cổ, trước khi các bác sĩ biết đến sự tồn tại của virus, vi khuẩn.

Đăng ngày: 01/12/2019
Nữ công tước xấu xí nổi tiếng thế giới và bí ẩn sau hàng trăm năm đã có lời giải

Nữ công tước xấu xí nổi tiếng thế giới và bí ẩn sau hàng trăm năm đã có lời giải

Bức tranh "Nữ công tước xấu xí" vẫn luôn là một bí ẩn với nhiều chuyên gia, nhà khoa học bởi vẻ ngoài xấu xí độc nhất vô nhị của người phụ nữ trong tranh.

Đăng ngày: 01/12/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News