Thiết bị công nghệ hỗ trợ người dùng ngủ sâu

Khi già đi, con người không chỉ khó ngủ, mà còn mất nhiều thời gian hơn để rơi vào trạng thái ngủ sâu.

Thiết bị SleepLoop mới thử nghiệm được thiết kế để trợ giúp người dùng bằng cách phát ra âm thanh, giúp họ dễ ngủ sâu hơn.

SleepLoop hiện được phát triển tại Viện Công nghệ Liên bang Thụy Sĩ (ETH Zurich). Thiết bị được lấy cảm hứng từ các nghiên cứu trước đây, với kết luận cho rằng, âm thanh được phát qua tai nghe sẽ giúp tăng cường sóng não được gọi là sóng chậm. Trong khi đó, khi ngủ sâu, mắt và các cơ bắp thả lỏng, sóng não chậm hơn các giai đoạn ngủ khác.


 Thiết bị có khả năng theo dõi liên tục hoạt động điện não của người đeo.

Giấc ngủ là điều cần thiết cho cuộc sống. Song, thực tế, nhiều người đối mặt với tình trạng thiếu ngủ. Mất ngủ mãn tính có liên quan đến các bệnh chuyển hóa như tiểu đường, cũng như rối loạn não, bao gồm bệnh Alzheimer.

Tuy nhiên, đến nay, kết quả tạo ra sóng chậm chỉ đạt được trong các phòng thí nghiệm về giấc ngủ, với điều kiện được kiểm soát. Ngược lại, SleepLoop được thiết kế để sử dụng ở nhà, mỗi đêm (nếu cần).

Phần băng đô của thiết bị có chứa các điện cực và một vi mạch. Nhờ đó, có khả năng theo dõi liên tục hoạt động điện não của người đeo. Ngay khi phát hiện sóng chậm, SleepLoop sẽ phát ra tín hiệu thính giác. Mặc dù, người đeo không nghe thấy âm thanh này một cách có ý thức, nhưng tín hiệu được cho là đã tăng cường sóng chậm bằng cách giúp đồng bộ hóa hoạt động của các tế bào thần kinh có liên quan.

Trong một thử nghiệm, 16 tình nguyện viên từ 62 - 78 tuổi đã sử dụng SleepLoop tại nhà mỗi đêm trong bốn tuần. Thiết bị phát ra tín hiệu thúc đẩy giấc ngủ chỉ trong hai tuần. Tuy nhiên, cả những người tham gia và các nhà nghiên cứu đều không biết trước đó là hai tuần nào.

Khi dữ liệu ghi lại được phân tích sau đó, các nhà khoa học nhận thấy, việc sử dụng SleepLoop đã thực sự cải thiện sóng chậm ở một số người thử nghiệm. Trong khi đó, thiết bị này ít hoặc không ảnh hưởng đến những người khác.

Dựa trên những phát hiện này, các nhà khoa học đang cố gắng thiết lập một phương pháp dự đoán thiết bị sẽ hoạt động tốt như thế nào trên các cá nhân cụ thể. Từ đó, cải thiện hiệu suất của SleepLoop.

SleepLoop hiện được thương mại hóa bởi Công ty Spinoff Tosoo. Một bài báo về nghiên cứu, do Tiến sĩ Caroline Lustenberger dẫn đầu, gần đây đã được xuất bản trên tạp chí Communications Medicine.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Shinrin-yoku: Cách người Nhật dùng thiên nhiên chữa bệnh

Shinrin-yoku: Cách người Nhật dùng thiên nhiên chữa bệnh

"Forest bathing" hay "tắm rừng" được dịch sát nghĩa từ "Shinrin-yoku" là một cụm từ do chính phủ Nhật sáng tạo vào năm 1982 nhằm khuyến khích những cư dân thành thị đắm mình vào thiên nhiên.

Đăng ngày: 11/04/2025
Giá trị dinh dưỡng của măng và ngộ độc măng

Giá trị dinh dưỡng của măng và ngộ độc măng

Măng là một thức ăn được nhân dân ta dùng rất phổ biến. Tuy vậy khi ăn măng tươi chúng ta cần chú ý đề phòng ngộ độc vì trong măng có một chất độc gọi là glucozit sinh acid xyanhydric. Khi gặp men tiêu hoá trong dạ dày, gặp chất chua, glucozit bị thu

Đăng ngày: 10/04/2025
Tetrodotoxin: Chất độc thường gặp trong cá nóc

Tetrodotoxin: Chất độc thường gặp trong cá nóc

Tetrodotoxin còn có một số tên gọi khác như: Fugu poison, Maculotoxin, Spheroidine, Tarichatoxin, TTX.

Đăng ngày: 06/04/2025
Những hiện tượng thị giác kì lạ xảy ra với con mắt, bạn đã từng bị chưa?

Những hiện tượng thị giác kì lạ xảy ra với con mắt, bạn đã từng bị chưa?

Từ "ruồi bay" đến "đom đóm mắt", những hiện tượng này dù quen nhưng bạn đã biết nguyên nhân của chúng chưa?

Đăng ngày: 06/04/2025
Cách nhận biết bình giữ nhiệt Trung Quốc chứa chất gây ung thư

Cách nhận biết bình giữ nhiệt Trung Quốc chứa chất gây ung thư

Thông tin bình giữ nhiệt Trung Quốc chứa chất gây ung thư đang khiến người tiêu dùng hoang mang. Ái ngại hơn, mặt hàng này nhan nhản ở thị trường Việt.

Đăng ngày: 06/04/2025
Top 8 thực phẩm không nên ăn cùng tôm để tránh gây rắc rối cho sức khỏe

Top 8 thực phẩm không nên ăn cùng tôm để tránh gây rắc rối cho sức khỏe

Tôm ít chất béo và protein cao gấp từ vài lần đến vài chục lần so với thịt, cá, trứng và các sản phẩm từ sữa. Tôm tốt là vậy, nhưng trong cuộc sống, chúng ta phải chú ý đừng ăn tôm với 8 thứ cấm kị này.

Đăng ngày: 05/04/2025
Hiểu đúng về nhóm máu và nguyên tắc truyền máu

Hiểu đúng về nhóm máu và nguyên tắc truyền máu

Mỗi một nhóm máu lại mang những đặc trưng riêng, kết cấu của mạch máu có thể bị phá vỡ nếu truyền không đúng nhóm máu tương thích.

Đăng ngày: 05/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News