Thiết kế máy bay siêu thanh tốc độ 2.346km/h

Công ty Leap Aerospace lên kế hoạch sản xuất máy bay phản lực siêu thanh 86 chỗ ngồi có thể đi vào hoạt động năm 2029.

Thương nhân người Nam Phi kiêm nhà đồng sáng lập công ty ứng dụng di động Priven Reddy thành lập công ty hàng không Leading Edge Aviation Propulsion (Leap) ở Dover, Delaware để phát triển phương tiện siêu thanh thế hệ mới. Thiết kế Leap EON-01 của công ty có cánh tam giác và đuôi kép, trang bị ít nhất 4 động cơ, tương tự mẫu máy bay Concorde với sức chứa 65 - 88 hành khách.


Thiết kế máy bay siêu thanh không thải khí và siêu êm. (Ảnh: Leap)

"Chúng tôi hướng tới phát triển máy bay thế hệ mới không thải khí carbon và dựa 100% vào nhiên liệu hàng không bền vững (SAF)", công ty Leap cho biết. "Leap Aerospace hướng tới giải pháp giao thông hàng không đáng tin cậy, giá thành hợp lý, an toàn và bền vững, đồng thời giải quyết vấn đề ô nhiễm, dễ dàng tiếp cận dịch vụ, thiết kế phù hợp với đô thị".

Theo Reddy, chiếc máy bay sẽ sử dụng hệ thống lai giữa các bộ phận mới và truyền thống nhằm giảm tiếng nổ siêu thanh. Thiết kế máy bay của Leap có các đặc điểm khí động giúp hạn chế hết mức sóng xung kích, giảm lực cản và tăng hiệu quả vận hành. Mẫu máy bay dài 62 m ở tốc độ lên tới 2.346 km/h, bay ở độ cao gần 18.300 m và êm hơn 100 lần so với trực thăng. Độ ồn của phương tiện rất thấp nhờ sử dụng động cơ đẩy nhỏ để cất cánh và hạ cánh. Chiếc máy bay có thể bay thẳng từ New York tới London trong chưa đầy 3 giờ và từ Johannesburg tới Bắc Kinh trong khoảng 3,5 giờ.

Reddy cho biết mẫu máy bay siêu thanh có cơ chế hạ cánh an toàn. Trong trường hợp một động cơ trục trặc, máy bay vẫn có thể hạ cánh trên đất liền hoặc trên biển, giúp giảm thương vong. Nhóm kỹ sư thiết kế Leap Aerospace tập trung vào tạo ra phương tiện hữu dụng cho giám sát trên không, vận chuyển hàng hóa, du khách, cứu hộ khẩn cấp. Công ty sẽ nhận đơn đặt hàng từ các công ty vận chở hàng đầu năm 2022. Leap sẽ sản xuất mẫu máy bay thế hệ 2 có thể chở từ 70 hành khách trở lên.

Hiện nay, công ty đang chế tạo nguyên mẫu Leap EON-01 và xin cấp phép ở châu Âu và Mỹ. Theo dự kiến, quá trình xin giấy phép sẽ hoàn thành khoảng 3 năm sau khi nguyên mẫu bay được ra đời. Lãnh đạo công ty cũng chuẩn bị cho dịch vụ bay siêu thanh thương mại có thể chở 86 hành khách cuối năm 2029.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Công nghệ nano và những ứng dụng của công nghệ nano

Công nghệ nano và những ứng dụng của công nghệ nano

Thuật ngữ công nghệ Nano (nano technology) chỉ việc nghiên cứu, học tập, tổng hợp và sử dụng các loại vật liệu, thiết bị hay kể cả các hệ thống có kích thước cỡ nano (1 phần tỷ mét).

Đăng ngày: 12/04/2025
Nano trong một thế giới cực nhỏ

Nano trong một thế giới cực nhỏ

Khoa học và công nghệ nano (nanoscience and nanotechnology) là một bộ môn khảo sát, tìm hiểu đặc tính những vật chất cực nhỏ, để thao tác (manipulate), chồng chập những vật chất này, xây dựng vật thể to hơn.

Đăng ngày: 04/04/2025
Khám phá siêu vật liệu Aerogel của tương lai

Khám phá siêu vật liệu Aerogel của tương lai

Con người luôn đi tìm kiếm và chế tạo ra những vật liệu mới với những tính năng ưu việt trong đó có 'khí đóng băng' Aerogel. Theo những tin khoa học mới gần đây, Aerogel có thể sẽ là loại siêu vật liệu tiềm năng của tương lai.

Đăng ngày: 30/03/2025

"Trí tuệ nhân tạo" AlphaGo là gì mà khiến con người thán phục?

AlphaGo là gì? Tại sao AlphaGo lại được nhiều người quan tâm như vậy? Điều gì đã khiến cho bộ máy nhân tạo AlphaGo chiến thắng một kiện tướng cờ vây nhiều năm kinh nghiệm?

Đăng ngày: 30/03/2025
Điện thoại giúp nhìn xuyên thấu mọi chất liệu

Điện thoại giúp nhìn xuyên thấu mọi chất liệu

Các nhà nghiên cứu tại viện công nghệ UT Dallas mới đây đã biến những chiếc điện thoại cầm tay thành thiết bị giúp người dùng có thể nhìn xuyên thấu mọi chất liệu như tường, gỗ, nhựa, giấy…

Đăng ngày: 16/03/2025
Trung Quốc chế tạo kính nhìn xuyên thấu quần áo

Trung Quốc chế tạo kính nhìn xuyên thấu quần áo

Một nhóm các nhà khoa học Trung Quốc phát triển thiết bị dò siêu nhỏ cho phép nhìn xuyên qua quần áo hoặc một số vật liệu bìa cứng và giấy.

Đăng ngày: 14/03/2025
Tham vọng chế tạo Iron Man của quân đội Mỹ

Tham vọng chế tạo Iron Man của quân đội Mỹ

Bộ Tư lệnh Lực lượng Đặc biệt của Mỹ (SOCOM) hiện đang theo đuổi một chương trình mang tính cách mạng nhằm hỗ trợ năng lực siêu nhân cho binh sĩ trong nhiệm vụ tác chiến.

Đăng ngày: 23/02/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News