Thiết kế tàu vũ trụ đẩy bằng chùm đạn tốc độ 480.000km/h

Thiết kế tàu vũ trụ đẩy bằng chùm đạn chỉ cần 5 năm để bay xa hơn tàu Voyager đang du hành trong không gian liên sao phía ngoài Hệ Mặt trời.


Hệ thống đẩy chùm đạn sẽ bao gồm hai tàu vũ trụ. (Ảnh: Wired)

Trợ lý giáo sư Artur Davoyan ở Đại học California, Los Angeles giới thiệu một hệ thống đẩy bằng chùm đạn có thể đưa tàu vũ trụ lớn vào không gian liên sao, Interesting Engineering hôm 16/3 đưa tin. Thiết kế này có khả năng đẩy tàu vũ trụ tới hệ sao khác trong tương lai và được cấp kinh phí 175.000 USD từ chương trình Innovative Advanced Concepts (NIAC) của NASA.

Các tên lửa hóa học hiện nay không đủ nhanh để bay ra xa ngoài Hệ Mặt trời trong khung thời gian lý tưởng. Đó là lý do Davoyan phát triển thiết kế mới để đẩy tàu vũ trụ bằng chùm đạn, lấy cảm hứng từ sáng kiến Breakthrough Starshot trị giá 100 triệu USD của tỷ phú người Nga Yuri Milner năm 2016. Breakthrough Starshot đề xuất sử dụng hàng triệu tia laser chiếu vào tàu thăm dò nhỏ gắn cánh buồm nhẹ để đẩy nó tới ngôi sao gần Trái Đất nhất là Proxima Centauri trong 20 năm.

Đối với thiết kế lực đẩy bằng chùm đạn của Dayovan, ông và cộng sự sẽ sử dụng hai tàu vũ trụ. Một tàu khởi hành tới không gian liên sao trong khi tàu còn lại bay vào quỹ đạo quanh Trái Đất. Từ đó, tàu vũ trụ trên quỹ đạo sẽ bắn hàng nghìn viên đạn kim loại nhỏ vào tàu liên sao mỗi giây. Con tàu cũng chiếu một chùm laser 10 megawatt vào tàu liên sao. Chùm laser sẽ bắn vào những viên đạn, đốt nóng chúng tới ngưỡng tạo ra plasma. Plasma sẽ gia tốc mảnh đạn còn lại và chùm đạn sẽ cung cấp lực đẩy giúp tàu liên sao bay ở tốc độ khổng lồ.

Sáng kiến Breakthrough Starshot hướng tới đẩy tàu thăm dò ở 20% vận tốc ánh sáng, do đó chỉ có thể áp dụng với tàu nhỏ trang bị camera đơn giản. Dayovan cho rằng hệ thống đẩy chùm đạn có thể đẩy tàu thăm dò nặng một tấn ở tốc độ khoảng 480.000 km/h, nhanh gấp 10 lần hệ thống đẩy hóa học ở tên lửa truyền thống. Thiết kế cũng đủ nhanh để bay qua Voyager 1, tàu vũ trụ bay xa nhất mà con người từng chế tạo, chỉ trong 5 năm.

Thông qua chương trình NIAC của NASA, nhóm của Dayovan có kinh phí để chứng minh tính khả thi của thiết kế. Tương tự Breakthrough Starshot, hệ thống phụ thuộc vào những thành tựu trong công nghệ laser.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Bí ẩn

Bí ẩn "mặt trăng bị cháy xém" trong ảnh chụp của tàu NASA

Các nhà khoa học đã tìm ra nguyên nhân cực Bắc Charon - mặt trăng của Sao Diêm Vương - nhuốm màu đỏ nâu ma quái.

Đăng ngày: 17/05/2025
Những sự thật

Những sự thật "khó tin nổi" về sao Thiên vương

Sao Thiên vương có thể chứa được 63 Trái đất bên trong nó, mùa hè ở đây kéo dài tới 42 năm, sao Thiên vương chỉ có 2 mùa.... đây là những sự thật khó tin, ít người biết về sao Thiên Vương.

Đăng ngày: 17/05/2025

"Quái vật Tiên Nữ" có thể hất bay Trái đất để lộ thứ gây rùng mình

Các nhà khoa học vừa phát hiện hơn 550 vật thể lạc loài trong Andromeda - thiên hà Tiên Nữ, thứ được dự báo có thể hất văng Trái Đất khỏi vùng sự sống trong một vụ va chạm thiên hà.

Đăng ngày: 17/05/2025
Hôm nay 40% người Trái đất chứng kiến Mặt trời hóa trăng lưỡi liềm

Hôm nay 40% người Trái đất chứng kiến Mặt trời hóa trăng lưỡi liềm

Hình ảnh mê hoặc về một vầng trăng lưỡi liềm trá hình xuất hiện giữa ban ngày sẽ hiện ra trước mắt người dân châu Âu, Tây Á và Bắc Phi.

Đăng ngày: 16/05/2025
Tổng quan về sao Thiên Vương

Tổng quan về sao Thiên Vương

Sao Thiên Vương là hành tinh thứ bảy tính từ Mặt Trời; là hành tinh có bán kính lớn thứ ba và có khối lượng lớn thứ tư trong hệ.

Đăng ngày: 15/05/2025
Siêu đám thiên hà Laniakea đáng sợ như thế nào?

Siêu đám thiên hà Laniakea đáng sợ như thế nào?

Siêu đám Laniakea, còn được gọi là "Siêu đám Thiên hà Laniakea" hoặc "Siêu đám SCI", là một siêu đám chứa Dải Ngân hà và khoảng 100.000 thiên hà khác.

Đăng ngày: 11/05/2025
Có vô số ngôi sao trên trời, chúng được đặt tên và nhận dạng như thế nào?

Có vô số ngôi sao trên trời, chúng được đặt tên và nhận dạng như thế nào?

Có rất nhiều ngôi sao có thể nhìn thấy trên bầu trời đêm, nhưng qua nhiều thế kỷ, các nhà thiên văn học đã nghĩ ra cách để nhận ra chúng một cách độc đáo.

Đăng ngày: 11/05/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News