Thiết kế xe tải vũ trụ có thể chở 400kg hàng lên quỹ đạo

Công ty Plasmos sẽ cung cấp dịch vụ vận chuyển trong không gian và đưa hàng hóa về Trái đất bằng xe tải vũ trụ.

Thiết kế xe tải vũ trụ có thể chở 400kg hàng lên quỹ đạo
Thiết kế xe tải vũ trụ của Plasmo. (Ảnh: Plasmo).

Xe tải vũ trụ (Space Truck), hoạt động nhờ hệ thống đẩy chế độ kép của Plasmos, sẽ vận chuyển hàng hóa lên độ cao 1.400km, "cho phép sản xuất trong không gian, vận chuyển chặng cuối, vận chuyển từ điểm này tới điểm khác, bảo trì trên quỹ đạo và thu gom rác", Ali Baghchehsara, giám đốc điều hành Plamso, chia sẻ hôm 9/2.

Các cấu hình khác nhau của của xe tải vũ trụ in 3D sẽ di chuyển tới quỹ đạo thấp của Trái đất dưới dạng hàng hóa trên phương tiện phóng. Ở cấu hình Flatbed, xe tải vũ trụ có thể chở một vệ tinh nặng 400kg. Ở cấu hình Musketeer, xe tải vũ trụ có đủ chỗ cho 4 vệ tinh 75kg và 6kg hàng hóa khác. Đối với bảo trì trên quỹ đạo, Plasmos lên kế hoạch sản xuất phương tiện trang bị cánh tay robot, giúp tiếp nhiên liệu cho vệ tinh và sửa chữa tàu vũ trụ.

Phương tiện của Plasmos cũng có khả năng hạ cánh hàng hóa trong khu vực rộng một kilomet vuông khi bay trở lại Trái đất. Công ty dự kiến tiến hành chuyến bay thử nghiệm chứng minh công nghệ đầu tiên trong tháng 1/2024. Thiết kế do công ty giới thiệu đang thu hút sự chú ý của nhiều khách hàng và đối tác tiềm năng, bao gồm chương trình Defense Innovation Unit (DIU) của chính phủ Mỹ chuyên xác định công nghệ thương mại có thể ứng dụng trong quân đội.

Plasmos đã đạt nhiều bước tiến lớn từ khi thành lập vào năm 2021. Velo3D, công ty khởi nghiệp sản xuất kim loại đang làm việc với SpaceX và nhiều nhà cung cấp dịch vụ phóng khác, phụ trách in xe tải vũ trụ đầu tiên cho Plasmos. Trong chuyến bay thử nghiệm, Plasmos sẽ vận chuyển RebelSat, vệ tinh cubesat do các sinh viên ở Đại học Nevada, Las Vegas, chế tạo để kiểm tra động cơ đẩy bằng khí lạnh.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Phi hành gia tương lai có thể ngủ đông trong những nhiệm vụ không gian dài hạn

Phi hành gia tương lai có thể ngủ đông trong những nhiệm vụ không gian dài hạn

Việc ngủ đông trong nhiệm vụ không gian dài hạn có thể giúp phi hành gia giữ sức khỏe, giảm tiêu thụ thức ăn, nước và không khí.

Đăng ngày: 14/02/2023
Thiên thạch Sar2667 vụt sáng khi va chạm Trái đất

Thiên thạch Sar2667 vụt sáng khi va chạm Trái đất

Các nhà khoa học đã dự đoán chính xác địa điểm va chạm trên bề mặt Trái đất của một thiên thạch có đường kính 1m, lần thứ 7 điều này xảy ra trong lịch sử, Guardian đưa tin.

Đăng ngày: 14/02/2023
Saudi Arabia công bố kế hoạch đưa nữ phi hành gia đầu tiên vào vũ trụ

Saudi Arabia công bố kế hoạch đưa nữ phi hành gia đầu tiên vào vũ trụ

Nữ phi hành gia Rayyanah Barnawi cùng với một nam phi hành gia khác của Saudi Arabia là Ali al-Qarni sẽ được đưa lên ISS cùng với phi hành đoàn của sứ mệnh không gian AX-2.

Đăng ngày: 14/02/2023
Tàu chở hàng Nga lại rò rỉ trên Trạm Vũ trụ Quốc tế

Tàu chở hàng Nga lại rò rỉ trên Trạm Vũ trụ Quốc tế

Một lần nữa, tàu vũ trụ của Nga đang neo đậu trên Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) gặp sự cố rò rỉ chất làm mát.

Đăng ngày: 13/02/2023
Hành tinh thứ 9 xuất hiện, đã

Hành tinh thứ 9 xuất hiện, đã "bắt cóc" 20 mặt trăng?

Nghiên cứu mới chỉ ra hành tinh thứ 9 hoàn toàn đen tối của hệ Mặt Trời, to khoảng 5-10 lần Trái Đất và nhân loại có thể nắm bắt thông qua các mặt trăng mà nó đã bắt cóc.

Đăng ngày: 13/02/2023
Một phần Mặt trời vừa vỡ ra, tạo thành

Một phần Mặt trời vừa vỡ ra, tạo thành "vương miện" bí ẩn

Hiện tượng chưa từng thấy vừa được Đài quan sát Mặt trời (SDO) của NASA ghi nhận. Nó là phiên bản địa ngục của một hiện tượng trên Trái đất mà nhân loại luôn khiếp sợ: Xoáy cực.

Đăng ngày: 13/02/2023
NASA lập bản đồ thiệt hại do động đất ở Thổ Nhĩ Kỳ

NASA lập bản đồ thiệt hại do động đất ở Thổ Nhĩ Kỳ

NASA đã sử dụng dữ liệu vệ tinh để lập bản đồ mức độ thiệt hại gây ra bởi trận động đất kinh hoàng ở miền nam Thổ Nhĩ Kỳ.

Đăng ngày: 13/02/2023
Tiêu điểm
Khoa Học News