Thoái hóa khớp có làm tăng cân?

Thừa cân gia tăng áp lực lên khớp, làm thoái hóa khớp nhanh hơn; ngược lại thoái hóa khớp làm hạn chế vận động, từ đó góp phần làm tăng cân nặng.

Thoái hóa khớp là gì?

Thoái hóa khớp là rối loạn mạn tính, làm tổn thương sụn và các mô xung quanh khớp. Một nghiên cứu cho thấy tình trạng thoái hóa khớp tại Việt Nam đang ngày càng phổ biến với 30% người trên 35 tuổi, 60% người trên 65 tuổi và 85% người trên 85 tuổi gặp vấn đề về khớp.

Mối quan hệ giữa thoái hóa khớp và tăng cân

Thoái hóa khớp gối và cân nặng có mối liên hệ mật thiết với nhau. Tình trạng thừa cân béo phì sẽ làm bệnh lý thoái hóa khớp phát triển nhanh chóng. Đồng thời, khi thoái hóa khớp ngày càng nghiêm trọng sẽ ảnh hưởng đến khả năng vận động của người bệnh, làm tích tụ mỡ và tăng cân.

Thoái hóa khớp có làm tăng cân?
Khi đi cầu thang, khớp gối ở chân trụ chịu áp lực gấp 2-3 lần trọng lượng cơ thể. (Ảnh: Shutterstock)

TS.BS Tăng Hà Nam Anh, Giám đốc Trung tâm Chấn thương Chỉnh hình, Hệ thống BVĐK Tâm Anh cho biết, ở trạng thái bình thường, trọng lượng cơ thể sẽ chia đều cho hai khớp gối. Tuy nhiên khi di chuyển, toàn bộ trọng lượng cơ thể sẽ chuyển sang và hoàn toàn đè ép lên chân trụ. Theo các nghiên cứu, khi một người đi cầu thang, khớp gối ở chân trụ (chân gập lại) sẽ chịu áp lực gấp 2-3 lần trọng lượng cơ thể. Nguyên nhân là do cơ tứ đầu đùi ở phía trước khớp gối phải co lại và ép chặt vào hai mặt khớp để kéo cơ thể đi lên. Tư thế cúi người về phía trước nhằm giữ thăng bằng cũng làm trọng tâm cơ thể rơi vào chân trụ, từ đó tăng áp lực lên khớp gối.

Trong trường hợp không có những tác động từ bên ngoài, khớp gối chủ yếu bị tổn thương do trọng lượng và lão hóa. Cụ thể, khi một người gặp phải tình trạng thừa cân béo phì sẽ làm tăng áp lực lên khớp gối, gây chèn ép, làm nứt hoặc rách sụn; cân nặng càng tăng, áp lực càng lớn. Điều này làm tăng nguy cơ mắc bệnh thoái hóa khớp; thúc đẩy quá trình thoái hóa, tổn thương sụn khớp ở người đã mắc bệnh diễn ra nhanh hơn. Trong khi đó, cũng như các bộ phận khác trên cơ thể, theo thời gian, khớp gối sẽ suy yếu dần và bề mặt sụn bị hao mòn, hậu quả là bệnh lý thoái hóa khớp.

Ngoài ra, ở người béo phì thường xuất hiện tình trạng rối loạn chuyển hóa, với hàm lượng cholesterol trong máu và các chất béo có hại tăng cao. Tình trạng này làm các tế bào sụn chết đi nhanh hơn, tổn thương xương dưới sụn. Đồng thời, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý như xơ vữa mạch vành, hẹp mạch vành, tiểu đường... Những bệnh lý tim mạch và tiểu đường này là yếu tố làm nặng thêm và thúc đẩy tình trạng thoái hóa khớp gối diễn ra nhanh hơn.

Để điều trị thoái hóa khớp hiệu quả, bên cạnh các chỉ định của bác sĩ về việc dùng thuốc, người bệnh cần kết hợp với duy trì cân nặng lành mạnh. Khi cân nặng giảm xuống, áp lực lên khớp gối giảm, điều này đồng nghĩa với việc lượng thuốc người bệnh phải uống cũng giảm theo.

Thoái hóa khớp có làm tăng cân?
Giảm cân cần được thực hiện song song với điều trị thoái hóa khớp theo phác đồ của bác sĩ. (Ảnh: Shutterstock).

Tiến sĩ Nam Anh nhấn mạnh, việc giảm cân phải được thực hiện một cách khoa học, giảm từ 1 - 2 kg mỗi tháng. Giảm cân quá nhiều trong thời gian ngắn sẽ làm cho cơ thể trở nên mệt mỏi, suy sụp. Chương trình giảm cân nên được kết hợp giữa dinh dưỡng lành mạnh và tập thể dục thường xuyên.

Chế độ dinh dưỡng cần đảm bảo đủ chất, tăng cường các loại thực phẩm giàu axit béo omega 3, vitamin D và chất xơ. Hạn chế các loại thực phẩm chiên rán và chế biến sẵn, hạn chế rượu bia...

Trước khi bắt đầu việc tập luyện, người bệnh nên kiểm tra chức năng tim mạch và khớp gối, từ đó lựa chọn những môn thể thao phù hợp, vừa sức. Quá trình tập luyện nên được thực hiện thường xuyên theo nguyên tắc 357, tập tối thiểu 30 phút mỗi ngày, tập 5 ngày mỗi tuần.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Những căn bệnh mới đến cùng biến đổi khí hậu

Những căn bệnh mới đến cùng biến đổi khí hậu

Nghiên cứu mới trên tạp chí Nature hồi cuối tháng 8 cho thấy việc nhiệt độ tăng hay các thiên tai như hạn hán, cháy rừng, có thể liên quan đến việc lây lan các loại dịch bệnh mới.

Đăng ngày: 25/09/2022
Lý do chúng ta nên nằm nghiêng bên phải khi uống thuốc

Lý do chúng ta nên nằm nghiêng bên phải khi uống thuốc

Một thử nghiệm cho thấy nằm nghiêng về bên phải là tư thế tốt nhất để uống thuốc vì nó cho phép thuốc di chuyển vào phần sâu nhất của dạ dày.

Đăng ngày: 25/09/2022
Khoai môn: Loại củ giàu dinh dưỡng và tốt cho tim được nhiều người lựa chọn

Khoai môn: Loại củ giàu dinh dưỡng và tốt cho tim được nhiều người lựa chọn

Nếu bạn đã chán ngán với khoai tây, súp lơ xanh và đang tìm kiếm một loại rau mới để thêm vào danh sách nấu nướng, khoai môn là lựa chọn tuyệt vời.

Đăng ngày: 23/09/2022
Những sai lầm khi ăn rau cải phí dinh dưỡng và dễ gây ngộ độc

Những sai lầm khi ăn rau cải phí dinh dưỡng và dễ gây ngộ độc

Rau cải các loại luôn được xếp vào nhóm thực phẩm tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, tưởng rằng đơn giản nhưng không phải ai cũng biết ăn nhóm rau này đúng cách đâu nhé!

Đăng ngày: 23/09/2022
Thức uống

Thức uống "giá rẻ" giúp người Nhật khỏe mạnh và sống thọ nhất thế giới

Sở dĩ người Nhật thích thú loại trà này đến vậy là bởi chúng vừa có tác dụng giảm cân, hạ đường huyết, lại vừa tốt cho tiêu hóa.

Đăng ngày: 22/09/2022
Làm gì để tránh bị ốm trong thời tiết giao mùa

Làm gì để tránh bị ốm trong thời tiết giao mùa

Bổ sung vitamin D, C kết hợp lối sống lành mạnh và tập thể dục thường xuyên giúp bạn có sức đề kháng tốt hơn, giảm nguy cơ mắc bệnh.

Đăng ngày: 21/09/2022
Nghiên cứu mới: Người ăn cả ngày lẫn đêm dễ bị trầm cảm

Nghiên cứu mới: Người ăn cả ngày lẫn đêm dễ bị trầm cảm

Thời điểm chúng ta ăn uống có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần, bao gồm chứng trầm cảm và lo âu, theo một nghiên cứu mới đây.

Đăng ngày: 21/09/2022
Tiêu điểm
Khoa Học News