Thời đại đồ đồng: Khi luyện kim bắt đầu thống trị thế giới

Thời đại đồ đồng là một trong những giai đoạn quan trọng trong quá trình phát triển của lịch sử nhân loại. Khi đó, con người đã bắt đầu tìm ra các phương pháp luyện kim và gia công kim loại, góp phần làm cho cuộc sống ngày càng văn minh, tiến bộ hơn.

Thời đại đồ đồng là thời kỳ chuyển tiếp giữa thời đại đồ đá và đồ sắt. Nó kéo dài từ khoảng giữa thiên niên kỷ thứ 5 trước Công nguyên (TCN) đến cuối thiên niên kỷ thứ 4 TCN hoặc đầu thiên niên kỷ thứ 3 TCN. Giai đoạn này kéo dài hàng nghìn năm, bởi vì con người phải mất một thời gian dài để làm chủ quy trình nấu chảy quặng và đúc kim loại.

Thời đại đồ đồng không bắt đầu cùng lúc trên khắp thế giới. Ở nhiều nơi, đây là một quá trình phát triển biệt lập. Khi công cụ bằng đá đạt đến giai đoạn phát triển cao nhất, sự xuất hiện của một loại vật liệu mới đã tạo ra nhiều thay đổi trong đời sống xã hội của con người.

Trong giai đoạn này, nhiều nền văn hóa mới đã hình thành. Kinh tế ngày càng phát triển, kéo theo sự ra đời của các tuyến thương mại đường dài. “Văn hóa chiến binh” cũng được chú trọng nhiều hơn, đặc biệt là ở châu Âu. Trong lĩnh vực khảo cổ học, những dấu hiệu đầu tiên của các vụ thảm sát, trận chiến và nơi chôn cất chiến binh bắt đầu xuất hiện cùng với sự trỗi dậy của thời đại đồ đồng.

Thời đại đồ đồng: Khi luyện kim bắt đầu thống trị thế giới
Người cổ đại nấu chảy quặng đồng để đúc công cụ và vũ khí. (Ảnh: Wikimedia).

Đồng là kim loại dễ uốn, nhưng nó cứng và linh hoạt hơn nhiều so với đá. Người cổ đại thường sử dụng đồng để làm vũ khí và các công cụ. Họ cũng nhận thấy rằng, bằng cách thêm thiếc vào đồng, sản phẩm kim loại thu được cứng hơn và bền hơn so với lúc ban đầu.

Các nhà khảo cổ phát hiện bằng chứng sớm nhất về quá trình nấu chảy đồng tại khu vực Lưỡi liềm Màu mỡ (Fertile Crescent) – một vùng đất có hình dạng giống lưỡi liềm ở phía Đông Nam Thổ Nhĩ Kỳ, nơi phát sinh nền văn minh Lưỡng Hà nổi tiếng. Những dấu vết sớm nhất của quá trình luyện kim nói chung cũng có thể được tìm thấy ở đây, đặc biệt là tại địa điểm Yarim Tepe thuộc Iraq ngày nay.

Mặc dù có sự chuyển dịch từ công cụ đá sang đồng ở vùng Cận Đông thời cổ đại, nhưng các công cụ đá không hoàn toàn hết giá trị sử dụng. Chúng vẫn là công cụ thiết yếu của những người dân thuộc tầng lớp nghèo khó.

Ở Nam Á, việc sử dụng đồng là dấu hiệu đặc trưng nhất của nền văn minh lưu vực sông Ấn nổi tiếng. Các nhà nghiên cứu đã phát hiện một số hiện vật bằng đồng tại di chỉ khảo cổ Bhirrana, nơi được xác định là địa điểm lâu đời nhất của nền văn minh lưu vực sông Ấn. Tại đó, họ tìm thấy các đầu mũi tên và vòng đeo tay bằng đồng.

Xa hơn về phía Tây, ở Pakistan ngày nay, các nhà khảo cổ phát hiện một số hiện vật đáng chú ý bao gồm 12 thanh kiếm đồng có niên đại từ năm 3000 TCN đến năm 2500 TCN. Chúng rất mỏng và nhiều khả năng được sử dụng làm công cụ sản xuất đồ gốm – một mặt hàng rất quan trọng ở Thung lũng sông Ấn trong thời đại đồ đồng. Người dân địa phương đã buôn bán đồ gốm dọc theo các tuyến đường thương mại rộng lớn, kéo dài đến tận miền Bắc Iran.

Thời đại đồ đồng đóng vai trò quan trọng trong lịch sử châu Âu và sự phát triển của các nền văn hóa nổi lên trong thời kỳ này. Ban đầu, châu Âu là nơi sinh sống chủ yếu của những người châu Âu cổ. Nền văn hóa bản địa của họ đã tồn tại từ rất lâu trước khi những người nói tiếng Ấn-Âu di cư đến.

Trong nhiều thập kỷ, các học giả thống nhất rằng thời đại đồ đồng ở châu Âu bắt đầu vào khoảng năm 3500 TCN và kéo dài đến năm 1700 TCN. Tuy nhiên, những khám phá khảo cổ học gần đây tại một di chỉ ở Serbia cho thấy quá trình luyện đồng ở châu Âu xảy ra sớm hơn khoảng 800 năm so với hiểu biết trước đó. Cụ thể, các nhà nghiên cứu đã tìm thấy một chiếc rìu đồng và các lò luyện kim của nền văn minh Vinca thống trị trong khu vực. Việc sử dụng đồng nhanh chóng lan rộng khắp châu Âu, góp phần hình thành nhiều khu định cư lớn có tường bao quanh. Các khu định cư này chủ yếu nằm ở gần các mỏ quặng đồng lớn.

Những nền văn hóa nổi bật nhất trong thời đại đồ đồng ở châu Âu là nền văn hóa Villanovan, nền văn hóa Los Millares trên bán đảo Iberia, nền văn hóa Mondsee và Michelsberg ở Trung Âu, và tất nhiên là cả nền văn hóa Vinca trên bán đảo Balkan.

Một trong những sự kiện quan trọng đã cung cấp cho chúng ta hiểu biết mới về cuộc sống của con người trong thời đại đồ đồng ở châu Âu là khám phá khảo cổ học về Người băng Ötzi. Xác ướp này có niên đại năm 3300 TCN nhưng được bảo quản khá tốt trong điều kiện băng giá trên dãy Alps. Bên cạnh xác ướp là một chiếc rìu bằng đồng do những người thuộc nền văn hóa Mondsee chế tạo. Họ đã biết cách trộn lẫn đồng với arsen để tạo ra một loại vật liệu gọi là “Đồng Mondsee”.

Ở châu Mỹ, việc sử dụng đồng và những thay đổi liên quan đến kỹ thuật luyện kim diễn ra theo nhiều khu vực và các khung thời gian khác nhau. Tại Trung Mỹ, nghề luyện kim xuất hiện khá muộn, vào khoảng năm 600 đến năm 800 sau Công nguyên. Ở khu vực Nam Mỹ, các nền văn minh trên dãy Andes đã tìm ra cách nấu chảy và đúc công cụ đồng một cách độc lập. Họ đã trao đổi hàng hóa với các dân tộc ở Trung Mỹ thông qua những tuyến thương mại đường biển. Tại Bắc Mỹ, các nhà khảo cổ đã tìm thấy rất nhiều bằng chứng về một nơi gọi là Khu phức hợp Đồng cũ nằm ở vùng Ngũ Đại Hồ thuộc các bang Wisconsin và Michigan (Mỹ) ngày nay. Tại đây, các bộ lạc bản địa đã khai thác quặng đồng để chế tạo công cụ và vũ khí.

Theo nhiều cách khác nhau, sự ra đời của thuật luyện kim trong thời đại đồng là yếu tố giúp thay đổi lịch sử loài người. Kim loại đồng và những ứng dụng của nó đã tạo ra chuyển biến lớn trong đời sống của người dân thuộc các nền văn minh đầu tiên trên thế giới, đưa họ bước sang một kỷ nguyên mới ngày càng tiến bộ hơn.

Với tất cả những thay đổi xã hội và kinh tế trong thời đại đồ đồng, con người bắt đầu chuyển sang lối sống định canh, định cư, thay vì săn bắn hái lượm theo hình thức du mục trong thời kỳ đồ đá. Các ngôi làng và thành phố có tường bao quanh cũng dần trở nên phổ biến.

Đối với người cổ đại, đồng là kim loại khan hiếm và khó tinh chế. Do đó, ban đầu kim loại này nổi lên như một loại mặt hàng xa xỉ. Theo thời gian, nhu cầu sử dụng đồng tăng lên đã dẫn đến sự phát triển của các hoạt động khai thác mỏ, luyện kim và tinh chế quặng đồng. Các mạng lưới thương mại cũng dần hình thành nhằm giúp người dân trao đổi những công cụ và đồ dùng làm từ đồng dễ dàng hơn.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Bộ phận gây sốc nâng cấp

Bộ phận gây sốc nâng cấp "xà đầu long" kỷ Jura thành quái vật

Nghiên cứu mới chỉ ra chính đặc điểm quái dị đến khó tin của những bộ xương xà đầu long hóa thạch đã giúp nó trở thành nỗi ám ảnh của đại dương quái vật xuyên 3 kỷ Tam Điệp, Jura và Phấn Trắng.

Đăng ngày: 06/05/2022
Tìm thấy hóa thạch 66 triệu năm tuổi ngoài trung tâm thương mại tại Bangkok

Tìm thấy hóa thạch 66 triệu năm tuổi ngoài trung tâm thương mại tại Bangkok

Một người mua sắm đã phát hiện hóa thạch của các sinh vật biển, được cho là đã chết cách đây 66 triệu năm, trên lối đi bộ bên ngoài một trung tâm thương mại ở Thái Lan.

Đăng ngày: 04/05/2022
Phát hiện mộ nữ chiến binh duy nhất từ thời kỳ đồ đá

Phát hiện mộ nữ chiến binh duy nhất từ thời kỳ đồ đá

Ngôi mộ bí ẩn 6.500 năm tuổi của một phụ nữ và một số đầu mũi tên ở miền bắc nước Pháp vừa được phát hiện có thể tiết lộ chi tiết về cách đối xử với phụ nữ trong thời kỳ đồ đá mới.

Đăng ngày: 04/05/2022
Khám phá

Khám phá "Atlantis Phương Đông": Thành phố cổ nằm sâu dưới lòng hồ với nhiều kiến trúc kì vĩ

Sau 50 năm ẩn mình dưới lòng hồ, thành phố được mệnh danh là " Atlantis Phương Đông" ở Trung Quốc vẫn giữ nguyên vẻ tráng lệ và kì bí của nó.

Đăng ngày: 04/05/2022
Giải mã gương mặt vặn vẹo, méo mó đáng sợ của pharaoh Ai Cập khiến giới khảo cổ sửng sốt

Giải mã gương mặt vặn vẹo, méo mó đáng sợ của pharaoh Ai Cập khiến giới khảo cổ sửng sốt

Theo tờ Express, Ai Cập cổ đại là một trong những nền văn minh có sức hút lớn nhất đối với giới khảo cổ học.

Đăng ngày: 03/05/2022
Phát hiện

Phát hiện "bàn thờ đầu lâu" hơn 1.000 năm trong hang động ở Mexico

Khoảng 150 đầu lâu mất răng được tìm thấy trong hang ở bang Chiapas, nhiều khả năng thuộc về nạn nhân của các nghi lễ hiến tế cổ xưa.

Đăng ngày: 03/05/2022
Loài bò sát bay cổ đại có thể tự đổi màu lông, tồn tại cùng thời với khủng long

Loài bò sát bay cổ đại có thể tự đổi màu lông, tồn tại cùng thời với khủng long

Nghiên cứu mới đây tiết lộ loài bò sát bay cổ đại - pterosaurs - có lông vũ và có thể điều khiển màu sắc lông của chúng để thu hút bạn tình hoặc giữ mát.

Đăng ngày: 03/05/2022
Tiêu điểm
Khoa Học News