Thời kỳ tuyệt chủng của răng giả đang đến gần
Những mầm răng vĩnh viễn hoặc răng khôn đều có thể được sử dụng để phát triển thành một chiếc răng đầy đủ chức năng.
Thế kỷ 21 có thể là thời điểm chúng ta chứng kiến sự tuyệt chủng của giấy tờ trong mô hình y tế, ứng viên tiếp theo rất có thể là những chiếc răng giả. Một nhóm các nhà nghiên cứu đến từ Trung tâm Sinh học phát triển RIKEN, Nhật Bản đã tìm ra cách khiến bạn có thể lấy lại những chiếc răng đã mất. Điều quan trọng là chúng hoàn toàn "thật", không phải một chiếc răng giả bằng sứ, kim loại hay vật liệu composite.
Răng giả có thể sớm tuyệt chủng trong tương lai.
Đây là một kỹ thuật mới sử dụng trên các mầm răng (nhóm tế bào hình thành sớm trước khi phát triển thành một chiếc răng hoàn chỉnh). Các nhà khoa học khẳng định rằng họ có thể tách đôi một mầm răng và khiến chúng phát triển thành hai chiếc răng thật. Sau đó, chiếc răng này có thể được cấy ghép hoàn chỉnh lại vị trí khuyết thiếu trong hàm. Nó sẽ là một chiếc răng hoàn toàn thật, vừa khít và của chính bạn.
Các nhà khoa học công bố nghiên cứu của họ trên tạp chí Nature cho biết, tất cả những phương pháp cấy ghép răng giả hiện nay không thể phục hồi hoàn thiện chức năng của chiếc răng. Cụ thể người sử dụng sẽ không thể cảm nhận được đầy đủ kích thích khi sử dụng chúng để nhai. Chính vì vậy, phương pháp mới này chắc chắn sẽ là một triển vọng hoàn toàn mới của nha khoa tái tạo.
Trong phòng thí nghiệm tại Trung tâm Sinh học phát triển RIKEN, các nhà khoa học đã bước đầu thử nghiệm thành công phương pháp này trên chuột. Họ sử dụng sợi nylon để cắt đôi một mầm răng duy nhất.
Trải qua 15 ngày, hai nửa mầm răng đã có thể phát triển thành hai chiếc răng thật riêng biệt. Sau khi được cấy ghép trở lại, những con chuột hoàn toàn có thể sử dụng chúng để nhai một cách bình thường. Tuy nhiên, những kích thích lên chúng mới chỉ đạt một nửa.
Cứ 10 người thì có 1 người mất răng của họ.
Hiện tại, ở Anh có tới 11 triệu người sử dụng răng giả. Trong số đó, có gần 1 triệu người trong độ tuổi 16-44. Hầu hết những người này mất răng vì những vấn đề của bệnh răng miệng chứ không phải tuổi già. Tai nạn, tác động của sử dụng ma túy, suy dinh dưỡng và khuyết tật bẩm sinh là những nguyên nhân tiếp theo khiến cứ 10 người thì có 1 người mất răng của họ.
Tiến sĩ Takashi Tsuji, Trưởng nhóm nghiên cứu cho biết phương pháp mới sẽ đặc biệt hữu ích với tất cả các trường hợp như vậy, nhất là đối với những ai có một hàm răng phát triển không bình thường do khuyết tật bẩm sinh, sứt môi hoặc hội chứng Down.
Những mầm răng vĩnh viễn hoặc răng khôn đều có thể được sử dụng để phát triển thành một chiếc răng đầy đủ chức năng. Takashi Tsuji nói ông và nhóm sẽ sớm đưa liệu pháp tế bào gốc vào nghiên cứu của họ. Quá trình này chắc chắn sẽ đòi hỏi nhiều thí nghiệm phức tạp. Tuy nhiên, một thử nghiệm trên người có lẽ sẽ sớm được thực hiện.

Thuốc lá điện tử là gì? Nó chứa gì bên trong?
Cách đây không lâu một nghiên cứu do Đại học Havard với sự tài trợ từ chính phủ Mỹ đã kết luận 75% trong số 51 loại tinh dầu thuốc lá điện tử có chứa diacetyl, một loại chất gây bệnh viêm phổi tắc nghẽn.

20 tác dụng thú vị của chanh tươi
Chanh là loại quả có rất nhiều công dụng trong cuộ sống: làm gia vị, pha nước, làm đẹp... được con người sử dụng hàng ngày. Ngoài ra chanh tươi còn có rất nhiều những công dụng rất thú vị khác mà ít người biết tới: chữa đau răng, diệt cỏ dại, đuổi kiến...

Người bị rắn độc cắn trăm lần không chết
Một nhà khoa học nghiệp dư Mỹ tuyên bố miễn dịch với nọc của các loài rắn cực độc sau thời gian dài thực nghiệm cho rắn độc cắn vào người hơn 160 lần.

12 nguồn đạm thực vật tuyệt vời thay thế đạm động vật
Chất đạm được xem là nền tảng của cuộc sống do nó là dưỡng chất tạo thành các axít amin thúc đẩy sự phát triển và phục hồi của tế bào.

Công dụng chữa bệnh thần kỳ của rau cần
Là cây rau quen thuộc trong các bữa ăn hằng ngày, rau cần nước còn là vị thuốc chữa được nhiều loại bệnh mà ít ai biết.

Say nắng, say nóng: Nguyên nhân và cách xử trí
Say nắng, say nóng là hiện tượng thường gặp trong mùa hè, đặc biệt là trong những ngày nắng nóng cao điểm...
